NLXH 200 chữ: Giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài

Đề bài: Hãy trình bày quan điểm của anh/chị về việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài.

Đỗ Thu Nga
12:00 02/12/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thời gian gần đây, việc một số bạn trẻ thích "sính ngoại" sử dụng tiếng nước ngoài thay cho tiếng Việt gây ra nhiều tranh luận. Với tôi, tiếng mẹ đẻ vẫn là điều mà chúng ta phải giữ gìn, là di sản quý giá của dân tộc còn tiếng nước ngoài chỉ là phương tiện để chúng ta giao lưu với thế giới. "Tiếng mẹ đẻ" là ngôn ngữ của dân tộc mình, là tiếng nói gốc của ông bà, cha mẹ... từ ngàn đời xưa. "Tiếng nước ngoài" chỉ chung mọi ngôn ngữ khác không phải tiếng mẹ đẻ. Chúng ta cần thực hiện song song cả việc trau dồi tiếng mẹ đẻ và học tập tiếng nước ngoài. Bởi mỗi người sinh ra chính là từ văn hóa, truyền thống, bản sắc dân tộc. Ta được nuôi dưỡng từ những lời ru ầu ơ của bà của mẹ, trưởng thành từ chính thứ ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà sâu sắc ấy. Bên cạnh đó, ngoại ngữ cũng giúp chúng ta có thể hội nhập, mở mang tri thức... Giữ gìn tiếng mẹ đẻ không có nghĩa là bài trừ những ngôn ngữ khác mà sử dụng tiếng nước ngoài sao cho phù hợp, không được lạm dụng quá mức. Sử dụng tiếng nước ngoài một cách bừa bãi, thậm chí còn sai lệch, ảnh hưởng đến sự trong sáng tiếng Việt không làm các bạn sang trọng hơn mà chỉ hạ thấp chính giá trị con người bạn.

nlxh-200-chu-giu-gin-tieng-me-de-va-hoc-tap-tieng-nuoc-ngoai-9

Rất nhiều những người thành công trên trường quốc tế như GS Ngô Bảo Châu hay "thần đồng" Đỗ Nhật Nam nhưng họ vẫn dùng tiếng Việt trong giao tiếp hay các bài viết, tiếng nước ngoài chỉ xuất hiện khi thực sự cần thiết. Nhưng nhiều quan niệm rằng công việc không cần đến ngoại ngữ thì không cần học. Đó là suy nghĩ không toàn diện bởi ngoại ngữ không chỉ là công vụ làm việc mà còn là con thuyền đưa ta khám phá với những quốc gia khác. Vì vậy, mỗi chúng ta bên cạnh việc giữ gìn những giá trị truyền thống của tiếng Việt còn phải không ngừng học hỏi thêm những ngôn ngữ mới để cuộc sống thêm nhiều màu sắc hơn. Với tôi, tiếng Việt giúp tâm hồn tôi trong sáng ơn, bình yên hơn còn những ngôn ngữ khác sẽ giúp trí tuệ tôi được mở mang, giàu có ơn. Hãy để tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài là những chìa khóa đưa ta đến với thế giới. 

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

- Giải thích các khái niệm liên quan.

- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

Xem thêm: NLXH 200 chữ: "Cuộc đời là bi kịch khi quay cận cảnh, nhưng lại là hài kịch khi quay xa"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận