NLXH 200 chữ: Giá trị lịch sử
“Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ”.
Đại văn hào người Pháp V.Hugo đã từng khẳng định rằng: “Lịch sử là gì? Đó là tiếng vọng của quá khứ trong tương lai và là ánh phản chiếu của tương lai trên quá khứ”. Quả đúng như vậy, chúng ta không thể sống trong quá khứ nhưng chúng ta không thể sống mà không có quá khứ. Giá trị lịch sử đã gợi nhắc cho chúng ta nhớ về quá khứ với một thái độ trân trọng và biết ơn. Có thể nói, lịch sử là cội rễ của sự hình thành nền văn hóa, là lời giải đáp về gốc tích tổ tiên, cha ông mà mỗi con người, mỗi quốc gia đều mang một ẩn số riêng. Lịch sử đem lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về cội nguồn, về cha ông, tổ tiên, nâng cao thêm lòng tự tôn dân tộc, chấp cho đôi cánh của nền tự hào về một trang sử đau thương mà oanh liệt của những con người đứa hóa núi sông ta. Bên cạnh đó lịch sử còn đem lại những giá trị truyền thống, đạo đức mà cha ông ta truyền lại cho con cháu ngàn đời.
Trong quá trình dựng nước và giữ nước dân khổ của dân tộc, nếu không có lịch sử lưu dấu những ngày tháng tang thương và hào hùng đó thì làm sao ta có thể hiểu hết giá trị, ý nghĩa của lịch sử cùng niềm tự hào, tự tôn dân tộc là như thế nào? Khi cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ngày càng bỏ qua những giá trị cốt lõi của dân tộc khiến cho họ có những suy nghĩ sai lệch về lịch sử nước nhà. Thật đáng phê phán những người không chịu tìm hiểu về lịch sử nên đã có những hành động tiêu cực làm ảnh hưởng đến nền văn mình của đất nước. Qua đây mỗi chúng ta phải thấy được lịch sử là thước đo nhân phẩm của mỗi con người. Bởi vậy mỗi công dân đất nước phải có bổn phận kế tục, gìn giữ, bảo vệ và phát huy những giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc. Hãy ghi nhớ lời dặn của chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)
- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).
- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)
2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)
- Giải thích các khái niệm liên quan.
- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.
+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.
+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.
3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)
+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.
Xem thêm: NLXH 200 chữ: “Đừng sống theo điều ta ước muốn. Hãy sống theo điều ta có thể”
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận