NLXH 200 chữ: "Chỉ khi dám bị người khác ghét bỏ, chúng ta mới có được tự do, mới có được hạnh phúc"

Trong cuốn sách “Dám bị ghét”, Kishimi Ichiro & Koga Fumitake khẳng định: “Chỉ khi dám bị người khác ghét bỏ, chúng ta mới có được tự do, mới có được hạnh phúc”.

Đỗ Thu Nga
12:00 14/12/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

ĐỀ BÀI:

Trong cuốn sách “Dám bị ghét”, Kishimi Ichiro & Koga Fumitake khẳng định: “Chỉ khi dám bị người khác ghét bỏ, chúng ta mới có được tự do, mới có được hạnh phúc”.(Dám bị ghét, Kishimi Ichiro & Koga Fumitake, NXB Lao Động, 2018)Anh/Chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về quan điểm trên.

BÀI VIẾT:

Đã bao giờ bạn thấy mình luôn không ngừng so sánh bản thân với người khác, luôn thấy bản thân mình kém cỏi so với mọi người? Đã bao giờ bạn mệt mỏi cố gắng làm hài lòng người khác để được thừa nhận mà đánh mất chính mình? Nếu bạn đang trải qua những cảm giác đó thì lời khẳng định của Kishimi Ichiro và Koga Fumitake trong cuốn sách “Dám bị ghét” là dành cho bạn: “Chỉ khi dám bị người khác ghét bỏ, chúng ta mới có được tự do, mới có được hạnh phúc”. “Dám bị người khác ghét bỏ” là dám đối mặt với những tư tưởng phản bác, những định kiến trái chiều, dám chấp nhận nỗi cô đơn và nguy cơ thiếu an toàn do không có hậu thuẫn từ bên ngoài. Còn cảm giác “tự do, hạnh phúc” chính “quả ngọt” khi ta được làm chủ bản thân hoàn toàn, được thỏa mãn tận hưởng những giá trị của cuộc sống, không bị chi phối bởi suy nghĩ, thái độ của người khác. Câu nói của Kishimi Ichiro và Koga Fumitake là một lời khẳng định rằng để có thể làm chủ bản thân và tận hưởng trọn vẹn mọi giá trị của cuộc sống, con người cần dám vượt qua những định kiến, cản trở từ người khác.

nlxh-200-chu-dam-bi-nguoi-khac-ghet-bo-9

Cuộc sống là một bức tranh muôn màu, con người chỉ là một cá thể nhỏ bé. Chính vì vậy, mỗi người sẽ có những cách nhìn riêng về cuộc sống muôn màu, tạo nên những ý kiến trái chiều và mâu thuẫn với nhau. Khi ta dám đối mặt với những định kiến trái chiều, con người sẽ thoát khỏi sự lệ thuộc, không bị ảnh hưởng bởi “những tiếng ồn ào bên ngoài”, tự do theo đuổi mục đích của mình. Khi chấp nhận đối kháng, con người sẽ không còn có thói quen trông cậy vào sự giúp đỡ, hậu thuẫn nào khác mà phải nỗ lực, tự chủ vươn lên trong mọi việc. Nó là cơ hội để tôi luyện bản lĩnh, can đảm đối mặt với hoàn cảnh, để sống trọn vẹn hơn. “Bị ghét” cũng cho con người khoảnh khắc nhìn lại mình, nhận ra những sai lầm hạn chế của bản thân mà tự hoàn thiện. Hãy sống với chính mình, đừng đeo chiếc mặt nạ mang tên quan điểm của số đông, đừng theo đuổi cái giả dối thiếu chân thực, đừng hùa theo trào lưu phù phiếm của xã hội, như Xukhômlixky đã từng khẳng định: “Con người ta sinh ra không phải để tan biến như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu chân trên mặt đất, và lưu dấu ấn trong trái tim người khác".

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

- Dẫn dắt - giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

- Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ....)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ - cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

- Giải thích các khái niệm liên quan.

- Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

- Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

Xem thêm: NLXH 200 chữ: Phải chăng chỉ cần thời gian trôi qua, bạn sẽ trưởng thành?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận