Ôn thi tốt nghiệp THPT: Những vần thơ "uy quyền" dùng cho bài NLXH

Nếu bạn đang chưa biết sử dụng dẫn chứng nào cho bài văn nghị luận xã hội của mình thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Đỗ Thu Nga
11:00 06/05/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong bài văn nghị luận dẫn chứng rất quan trọng, dẫn chứng hay, xác đáng cũng giống như nụ cười làm sáng bừng khuôn mặt. Dẫn chứng phải tiêu biểu, cụ thể, chính xác, toàn diện, vừa đủ. Trong bài văn nghị luận xã hội nên hạn chế lấy dẫn chứng trong tác phẩm văn học. Thiếu dẫn chứng bài văn nghị luận sẽ khô khan, không thuyết phục, lập luận không chặt chẽ, bài làm đạt điểm không cao, do đó dẫn chứng rất cần thiết cho bài làm văn nghị luận. 

Dưới đây là các dẫn chứng hay giúp tăng giá trị cho bài văn nghị luận xã hội:

1. “Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa”

("Phố ta" - Lưu Quang Vũ)

=> Với câu thơ này, chúng ta có thể áp dụng vào những vấn đề như: niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, lối sống tích cực,...

2. “Nếu không có khổ đau

Biết đâu là hạnh phúc

Nhờ mộng mị hôm nào

Ta tìm về tỉnh thức”

(“Hiểu về trái tim” - Minh Niệm)

=> Với câu thơ này, chúng ta có thể áp dụng vào những vấn đề như: giá trị của nỗi đau trong cuộc sống, hạnh phúc, trân trọng cuộc sống,...

3. “Dậy mà đi, hi vọng sẽ thành công

Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:

Một lần ngã là một lần bớt dại

Để thêm khôn một chút nữa trong người...”

(“Dậy mà đi” - Tố Hữu)

=> Với câu thơ này, chúng ta có thể áp dụng vào những vấn đề như: con đường đến thành công, giá trị của thất bại, đứng dậy sau thất bại,...

nhung-van-tho-uy-quyen-dung-cho-bai-nlxh-0

4. "Khát vọng của tôi mang dấu chân của những cuộc hành trình

Chạy hoang hoài trong vô cùng vũ trụ…"

=> Với câu thơ này, chúng ta có thể áp dụng vào những vấn đề như: khát vọng sống, lý tưởng sống, trải nghiệm, hành trình,...

5. “Người vá trời lấp bể

Kẻ đắp lũy xây thành

Ta chỉ là chiếc lá

Việc của mình là xanh”

(“Lá xanh” - Nguyễn Sĩ Đại)

=> Với câu thơ này, chúng ta có thể áp dụng vào những vấn đề như: sống là chính mình, sứ mệnh, vai trò của mỗi người trong cuộc sống,..

6. “Thêm một hạt cát không lấp bằng bể cả

Thêm một loài hoa không lấp lối chân về

Nhưng

Thêm một chút đam mê

Ta thành kẻ khác”

(Vũ Duy Hưng)

=> Câu này, chúng ta áp dụng cho vấn đề: ý nghĩa của đam mê,...

7. “Dẫu là vị vua què thì cứ phải lên ngôi

Vẫn phải đúc niên hiệu anh vào tiền, ghi năm anh trị vì vào lịch

Chớ vì què mà khập khiễng lên ngai”

(“Nhiệm vụ” - Chế Lan Viên)

=> Với câu thơ này, chúng ta có thể áp dụng vào những vấn đề như: trách nhiệm, sứ mệnh, vai trò của mỗi người trong cuộc đời, dù là ai cũng cần sống và cống hiến hết mình, hết khả năng của bản thân,..

8. "Giữa chợ đời lặng ru bình yên ngủ

Thả muộn phiền theo cánh gió lao xao ..."

=> Với câu thơ này, chúng ta có thể áp dụng vào những vấn đề như: tâm thế sống, sống chậm, ý nghĩa của bình yên, lựa chọn cách sống,...

9. “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta”

(“Tự sự” - Lưu Quang Vũ)

=> Với câu thơ này, chúng ta có thể áp dụng vào những vấn đề như: khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc sống,...

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp THPT: 20 mẫu mở bài "Việt Bắc" nên biết

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận