Không ngờ những phút giây cuối đời, Bác Hồ chỉ mong muốn được uống thứ nước này

Những giây phút cuối đời, Bác Hồ kính yêu chỉ mong muốn được uống một chút nước dừa để thỏa nỗi nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Những ngày trước khi mất của Bác...

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng và dân tộc ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất. Người đã dành cả cuộc đời vì dân vì nước và cho đến những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Người vẫn làm việc, vẫn lo lắng cho đồng bào mình...

Từ ngày 25/8/1969, tình hình sức khỏe của Bác chuyển biến xấu, Bộ Chính trị đề nghị Bác không lên xuống nhà sàn nữa mà ở hẳn trong nhà 67 để chữa bệnh. Dù ở trên giường bệnh nhưng Bác vẫn làm việc, ngày ngày đều đặn nghe báo cáo công việc từ hai miền đất nước, vẫn đọc sách báo, gửi điện mừng và trao tặng huân chương, huy hiệu, tặng hoa cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp chiến đấu và sản xuất. 

Bác nói: "Khi nào có nhiều đồng chí phụ trách đến làm việc với Bác thì họp ở nhà ấy cho chắc chắn. Còn lúc ở một mình, Bác cứ ở nhà sàn gỗ này thôi. Các chú lo cho Bác, cũng phải lo cho dân. Dân chịu được thế nào, Bác chịu được như vậy”.

Ngày 28/8, nhịp tim của Bác bắt đầu có dấu hiệu loạn nhịp. Buổi chiều, Bác như thiếp đi. Sau khi các bác sĩ tiêm thuốc, Bác tỉnh lại. Đôi mắt từ từ mở ra, khẽ nở nụ cười khi nhìn thấy đồng chí trong Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Nụ cười đã hầu như héo đi trên gương mặt xanh xao của người khiến ai cũng xúc động.

Đến ngày 29/8, bệnh tình của Bác không hề thuyên giảm. Ngày 30/8, bệnh của Bác càng nặng thêm, liên tục đau ngực, rồi Bác mê man. Tất cả đều bàng hoàng. 

Sau khi các bác sĩ cấp cứu hồi lâu, Bác mới từ từ mở mắt ra, vẻ rất mệt mỏi. Nhìn Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bác khẽ hỏi: "Chú chuẩn bị tổ chức Quốc khánh nay ra sao rồi?". Và Bác còn nhắc: "Nhớ bắn pháo hoa cho dân vui". Thủ tướng vô cùng xúc động, báo cáo với Bác đã chuẩn bị chu đáo. 

Và vào những ngày Bác ốm nặng, trời mưa to, mực nước sông Hồng dâng cao. Trung ương mời Bác lên ATK (an toàn khu) đề phòng đê sông Hồng vỡ gây lụt lội. Nhưng Bác bảo: “Bác không thể bỏ dân, trước hết hãy lo cho dân”. 

Thủ tướng chỉ còn biết ứa nước mắt nhìn Bác và thì thầm kêu lên: "Bác ơi, đến cảnh ngộ này, Bác vẫn nghĩ đến dân...". 

Nhung-phut-cuoi-doi-Bac-Ho-chi-mong-muon-duoc-uong-1-chut-nuoc-dua-0

Đến ngày 31/8, Bác muốn ăn cháo, các đồng chí phục vụ nấu một bát cháo ngon, Bác ăn hết, mọi người mừng lắm. Cũng ngày này, nghe tin một đơn vị tên lửa thuộc Sư đoàn 361 bắn rơi máy bay Mỹ không người lái, Bác còn gửi tặng một lẵng hoa - Lẵng hoa cuối cùng mà quân và dân ta được nhận từ Người.

Ngày 1/9, sức khỏe của Bác có vẻ khá hơn. Từ ngày 28/8 đến nay, chưa bao giờ các đồng chí lãnh đạo và những người phụ vụ lại vui và hy vọng về sức khỏe của Bác như bây giờ. 

Khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm, Bác nói rằng, Lễ Quốc khánh, Bác sẽ ra dự mươi mười lăm phút. Nhưng 9h ngày 2/9/1969, Bác bị một cơn đau tim rất nặng, các giáo sư, bác sĩ Việt Nam và Trung Quốc phải thực hiện cấp cứu cho Bác.

Đến 9h47, đồng chí Phạm Văn Đồng trào nước mắt: "Thôi các đồng chí ạ, Bác của chúng ta không qua khỏi rồi". Thế là 9h47 ngày 2/9/1969 truyền đến cho nhân loại một nỗi đau, Bác Hồ ra đi mãi mãi để cho “đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”.

Ngày 2/9 thật linh thiêng làm sao. Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đã cứu dân tộc khỏi kiếp khổ nạn, mang lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho mọi người, thì ngày đó 24 năm sau, Người lại ra đi.

Con số 9 cũng linh thiêng làm sao, khi 9h ngày 10/5/1965, Bác viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc để lại những lời dặn dò cho hậu thế. 9h ngày 10/5/1969, Bác đã hoàn tất trọn vẹn những điều dặn lại cho mai sau.

9h ngày 19/5/1969, Bác xem lại lần cuối cùng những điều “gửi lại muôn vàn tình thân yêu” cho cháu con. Và 9h47 ngày 2/9/1969, Bác ra đi, hưởng thọ 79 tuổi. Ngày 9/9/1969, cả dân tộc làm lễ truy điệu để tiễn đưa Người về thế giới người hiền.

Những phút cuối đời, Bác chỉ mong muốn uống một chút nước dừa

Trong những ngày Bác yếu, hàng ngày xe cộ ra vào nhiều, đưa các đồng chí Trung ương vào thăm Bác, đưa các bác sĩ vào chữa bệnh cho Bác... nên người dân dự đoán rằng, có thể Bác ốm. Vì thế, có nhiều người dân đã đến cổng đỏ (cổng ra vào Phủ Chủ tịch, hàng ngày Bác vẫn thường đi lại cổng này), nói lên một tâm nguyện: “Nếu đúng Bác ốm, chúng tôi xin hiến trái tim của mình để thay tim cho Bác”...

Ở trên giường bệnh, sau khi uống thuốc, Bác nhìn ra hai cây dừa ngoài cửa mà đồng bào miền Nam gửi ra biếu Bác năm nào, Bác muốn uống nước dừa. Tuy nhiên, bác sĩ Nhữ Thế Bảo vội lễ phép: "Thưa Bác, bệnh của Bác không nên uống nước dừa. Xin lấy thứ nước khác để Bác dùng...".

Bác lắc đầu: "Không sao đâu, Bác muốn được uống chút nước dừa miền Nam thôi mà...". Rồi Bác lại nói nhỏ: "Bác quê ở Nam Đàn, nhưng mẹ mất ở Huế, cha mất ở Cao Lãnh. Chưa một lần Bác được trở lại hai nơi đó...".

Mọi người nghe đến đây thì lặng đi. Cả cuộc đời Bác dành trọn cho dân, cho nước, nay về già vẫn không hề nguôi ngoai hình ảnh những người ruột thịt, thân yêu nhất.

Nhung-phut-cuoi-doi-Bac-Ho-chi-mong-muon-duoc-uong-1-chut-nuoc-dua-6
Đại tướng Võ Nguyên Giáp an ủi người dân trong ngày Quốc tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)

Sáng 2/9, bầu trời u ám, buồn bã. Đồng hồ điểm 9h 47 phút, Người mãi mãi rời xa chúng ta. Bác ra đi để lại cho Đảng ta, nhân dân ta một bản Di chúc lịch sử. Đó là những lời căn dặn cuối cùng, là tình cảm và niềm tin của người đối với thế hệ hôm nay và mai sau.

Tại Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 9/9/1969, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Duẩn đã đọc Điếu văn của Đảng Lao động Việt Nam và công bố bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: 

"... Tôi để lại muôn vàn tình yêu thương cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế. Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

Xem thêm: 2 cuộc gặp gỡ xúc động của Bác Hồ với người thân: Tiếng “anh Cả” đầu tiên sau 37 năm xa cách biền biệt

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Mùa hè năm 1960, chiếc Pô-bê-đa màu sữa chở Bác Hồ đến biển Sầm Sơn. Bác cải trang như một lão ngư, quần cộc, áo cộc, đi dép cao su... cùng bà con ngư dân kéo lưới vào bờ.

Ký ức Bác Hồ thăm biển Sầm Sơn, cùng ngư dân thu lưới
0 Bình luận

Hiện nay Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vẫn lưu giữ lá thư chuyển 16.000 đồng của Bác Hồ gửi Tổng cục Chính trị để mua thêm nước uống cho bộ đội phòng không trực chiến bên mâm pháo, làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời của Tổ quốc.

Chuyện chưa kể về lá thư chuyển tiền của Bác Hồ gửi Tổng cục Chính trị để mua thêm nước uống cho bộ đội
0 Bình luận

Mới đây, dân tình không khỏi xúc động trước hình ảnh nam thanh niên Việt ở Singapore lau dọn tượng Bác Hồ đều đặn mỗi tuần.

Xúc động du học sinh Việt mỗi tuần một lần đi dọn tượng Bác Hồ đặt ở Singapore
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 30 phút trước
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 giờ trước
Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 8 giờ trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

PC Right 1 GIF
Đề xuất