Những nghịch lý kinh điển giúp rèn luyện trí não: Đố bạn chứng minh được!
Bạn hãy thử "tập thể dục" buổi sáng cho bộ não bằng cách tìm hiểu một số nghịch lý nổi tiếng dưới đây nhé.
Tư duy logic là công cụ tốt nhất để chúng ta đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề. Song trong tâm lý học, logic vẫn tồn tại các nghịch lý - những tình huống khó xử, tiến thoái lưỡng nan mà các chuyên gia cũng chưa chắc giải thích được.
Những nghịch lý còn tồn tại sẽ là bài kiểm tra tâm lý, tư duy của các bạn hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé:
1. NGHỊCH LÝ "CON QUẠ ĐEN"
Nghịch lý "con quạ đen" hay còn được gọi với cái tên khoa học hơn là "nghịch lý Hempel". Nghịch lý này được nêu ra đầu tiên bởi nhà triết học Carl Hempel.
Mục tiêu của nhà triết học này là muốn chứng minh rằng, các sự kiện trùng hợp diễn ra càng nhiều, khớp theo thời gian với các điều kiện của một lý thuyết, thì niềm tin của chúng ta vào lý thuyết này sẽ tăng lên.
Để minh họa cho lập luận của mình, ông đưa ra ví dụ: "Tất cả các loài quạ đều có màu đen". Nếu kiểm tra hàng triệu con quạ, chúng ta sẽ thấy rằng chúng đều màu đen. Vì vậy, càng nhìn thấy nhiều quạ đen, chúng ta càng tin vào lý thuyết "mọi con quạ đều màu đen" là tuyên bố đúng.
Khi chúng ta chuyển sang nhìn quả táo, vì nó màu đỏ, nó "không phải con quạ" nên suy nghĩ "mọi con quạ màu đen" càng được củng cố hơn.
Tuy nhiên, thực tế chứng minh, trên đời này vẫn tồn tại con quạ màu trắng, chỉ là chúng thuộc nhóm cực hiểm.
2. NGHỊCH LÝ EPIMENIDES
Bạn biết không, trên hòn đảo Crete thời Hy Lạp cổ đại, có một người đàn ông tên Epimenides của vùng Knossos. Sinh thời, ông ta có một phát ngôn khiến ai cũng bất ngờ: "Mọi dân đảo Crete đều nói dối".
Chỉ là câu nói đơn giản nhưng bản thân nó lại tồn tại nghịch lý. Nếu nhận định này là đúng, thì bản thân Epimenides cũng không thể nói thật vì cũng là dân đảo. Nếu ngược lại, người dân đảo chỉ nói thật, thì nghĩ là Epimenides đã nói dối, nhưng vì là dân đảo nên ông không thể nói dối được. Vậy tóm lại, ông nói thật hay nói dối đây? Nghịch lý nằm ở chỗ đó.
3. NGHỊCH LÝ ABILENE
Nghịch lý Abilene (Khi chúng ta buộc phải làm những điều mình không muốn) được đề xuất bởi giáo sư Jerry B. Harvey trong cuốn sách Nghịch lý Abilene và những suy ngẫm khác về quản lý.
Vị giáo sư này đã đưa ra ví dụ là một gia đình gồm 2 vợ chồng và bố mẹ chuẩn bị đi dã ngoại. Ông bố có đề xuất làm 1 chuyến đi tới Abilene - một thị trấn nằm cách nơi ở của họ khoảng 80 cây số.
Người vợ (con gái ông) không hứng thú lắm vì cho rằng, đó là 1 ngày nóng bức. Nhưng cô không nói ra mà chỉ tỏ ú đồng tình. Dẫu vậy, trong tâm tâm, cô nghĩ không ai hưởng ứng với chuyện ở nhà. Còn người chồng (con rể) thì mặc định rằng mẹ vợ muốn đi. Và thế là họ quyết định lên đường.
Đúng như người vợ dự đoán, đó là chuyến đi thảm hại. Quãng đường quá dài, thời tiết quá nóng, đồ ăn trong quán caffe dừng chân thì dở tệ. Vì thế, họ quyết định quay về sau khi đi được vài giờ.
Trên đường trở về, người vợ nhận xét một cách khá... châm biếm. Người vợ cho rằng, ý tưởng đến bilene có vẻ không ổn lắm. Người chồng đáp lại, anh chỉ đồng ý vì nghĩ mẹ vợ muốn đi, trong khi bà chưa nhận xét bất kỳ điều gì. Còn bố chồng, ông cho biết mình chỉ đưa ra gợi ý vì nhìn mọi người có vẻ đang buồn chán.
Tóm lại, chẳng ai trong cả gia đình này thực sự muốn đi, vậy tại sao họ lại quyết định lên đường? Đó là một nghịch lý thực sự tồn tại theo lời giải thích của Harvey. Nghịch lý này có thể khiến chúng ta làm những việc trái với mong muốn của bản thân.
4. NGHỊCH LÝ ÔNG NỘI (GRANDFATHER PARADOX)
Nếu bạn là fans của các đề tài về "du hành thời gian" thì hẳn rất quen thuộc với nghịch lý ông nội. Nó được đưa ra vào năm 1944 bởi René Barjavel - một tác giả viết truyện viễn tưởng. Ý tưởng ở đây là một người đàn ông (tạm gọi là A) trở về quá khứ và vô tình làm chính ông nội của mình thiệt mạng.
Vì đã thiệt mạng, ông nội của A sẽ không thể kết hôn, sinh ra bố A và từ đó A không thể có mặt trên cuộc đời. Nhưng nếu A không ra đời, ai sẽ là người quay về quá khứ để gây thảm kịch? Nghĩa là ông nội A sẽ không chết và câu chuyện cứ tiếp tục vậy mà thành 1 vòng lặp không hồi kết.
Đó là 1 trong những nghịch lý liên quan đến du hành thời gian mà các nhà khoa học không thể giải thích được. Bởi vậy mà sau này, lý thuyết về các vũ trụ song song (nền tảng của du hành thời gian trong vũ trụ điện ảnh của Marvel) được cho là hợp lý hơn, dù vẫn chỉ là lý thuyết mà thôi.
5. NGHỊCH LÝ SINH ĐÔI
Đó là 1 trong những nghịch lý do thiên tài Albert Einstein đưa ra để giải thích Thuyết tương đối của ông. Theo đó, thời gian không phải là đại lượng bất biến mà phụ thuộc vào góc nhìn và sự di chuyển của người quan sát.
Nền tảng của nghịch lý là câu chuyện về một cặp sinh đôi. Một người là du hành vũ trụ, di chuyển qua các thiên hà với tốc độ cực nhanh. Người còn lại ở Trái đất, trong vòng 20 năm.
Kết quả, người ở lại Trái đất sẽ lão hóa nhanh hơn vì hiện tượng giãn nở thời gian. Người anh em song sinh trên vũ trụ khi trở về sẽ trẻ hơn rất nhiều vì di chuyển với tốc độ nhanh, khiến thời gian đi theo cũng nhanh hơn. Điều này có nghĩa, thời gian chỉ là một đại lượng tương đối mà thôi.
6. CON THUYỀN CỦA THESEUS
Trong thần thoại Hy Lạp có giai thoại về Theseus, với chuyến đi từ đảo Crete về Athens trên 1 con thuyền có 30 cái chèo cùng một vài thanh niên trẻ. Con thuyền đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẫn trong tình trạng tốt, bởi mỗi khi nó bị vỡ hay thủng thì đều được sửa chữa, thay thế bộ phận rất nhanh.
Tuy nhiên chính điều này lại khiến các nhà triết học đặt ra câu hỏi, rằng nếu mọi bộ phận của con tàu được thay thế thì nó có thực sự là nguyên bản không?. Và nếu mọi phần vỡ ra của con tàu gốc được ghép lại, thì đâu mới thực sự là tàu của Theseus: con tàu đã được sửa chữa, hay con tàu ghép lại từ các mảnh vỡ gốc?
Xem thêm: Quan điểm nghịch lý của người Do Thái: Sẵn sàng tranh luận về tiền bạc
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận