Văn sĩ tài hoa vắn số Thạch Lam: Cái nghèo đeo bám từ trang sách đến đời thực

Nhà văn Thạch Lam - người kể chuyện tài ba, cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn. Song văn sĩ tài hoa ấy lại vắn số, đời ông gắn với cái nghèo, từ trang sách đến đời thật. 

Văn sĩ tài hoa vắn số Thạch Lam: Cái nghèo đeo bám từ trang sách đến đời thực

Nhà văn Thạch Lam - người kể chuyện tài ba, cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn. Song văn sĩ tài hoa ấy lại vắn số, đời ông gắn với cái nghèo, từ trang sách đến đời thật. 

Nhà văn Thach Lam (1910-1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Ông sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại. Thạch Lam là con thứ 6 trong gia 7 người con (6 trai, 1 gái). 

Cha của ông là Nguyễn Tường Nhu (1881-1918), thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông phán Tòa sứ, thường được gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. Mẹ là bà Lê Thị Sâm con đầu lòng của cụ Lê Quang Thuật (tục gọi Quản Thuật), người gốc Huế đã ba đời ra Bắc, làm quan võ ở huyện Cẩm Giàng, Hải Dương

Thạch Lam là em ruột của hai nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ông còn là 1 trong những cây bút chủ đạo của nhóm Tự lực văn đoàn. 

Tranh vẽ nhà văn Thạch Lam

Là thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhưng khác với Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng... ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hướng đi gần với cuộc sống của những người dân bình thường nghèo khổ.

Truyện ngắn của Thạch Lam không hấp dẫn bạn đọc bằng những chi tiết xung đột gay cấn, mà gây xúc động bằng lối kể chuyện tâm tình, tâm sự về những cảnh đời, cảnh sống tối tăm, tù túng, tội nghiệp, nghèo khổ của người dân lao động.

Truyện của Thạch Lam thường ghi lại cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu của những người nghèo khó, sống vất vả thầm lặng, chịu đựng như Cô hàng xén, Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ...

Không chỉ viết về cuộc sống nghèo khó, cuộc đời của Thạch Lam cũng bị cái nghèo đeo bám. Ngay từ nhỏ, nhà chịu đựng như Cô hàng xén, Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ...

Lớn lên, cái nghèo vẫn đeo bám ông. Lấy vợ xong, ông vẫn không có tiền để lo cho tổ ấm của mình. Chị gái ông nhường em trai một căn nhà đơn sơ tại Yên Phụ, ven Hồ Tây - Hà Nội. Nhuận bút của Thạch Lam không đủ nuôi mấy miệng ăn.

Theo người thân của nhà văn Thạch Lam, dù cao tới 1m70, vượt trội so với chiều cao trung bình của người Việt thời đó, nhưng sức khỏe của Thạch Lam lại không tương xứng với chiều cao. Thể chất yếu, cộng thêm cuộc sống lao lực vì miếng cơm manh áo, ông bị lao phổi, một căn bệnh nan y thời bấy giờ.

Thạch Lam cũng là nhà văn yểu mệnh, ông mất khi mới 32 tuổi xuân. Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Theo các bạn văn của Thạch Lam, lúc sinh thời ông là người yêu sự sống hơn bất kỳ ai. Ông quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần như thành kính... như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon lành như vậy.

Có lần Thạch Lam nói: “Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách này, người cách khác. Bí quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi. Người ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường sự sống”.

Xem thêm: Giai thoại vui về Nguyễn Công Hoan: Nhà văn lão làng và tên lừa đảo "trẻ không tha, già không thương"