Ôn thi tốt nghiệp THPT: 30 câu hỏi trắc nghiệm phân tích đoạn thơ "Đất Nước"

Với việc giải được 30 câu hỏi trắc nghiệm phân tích đoạn thơ "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm sẽ giúp các bạn nắm chắc các nội dung kiến thức đinh của tác phẩm ý nghĩa này.

Đỗ Thu Nga
11:00 29/04/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu 1: Địa danh không được tác giả nhắc đến ở không gian địa lí trong phần 2 của đoạn trích Đất Nước?

A. Núi Vọng Phu

B. Đèo De, núi Hồng

C. Hòn Trống Mái

D. Chín mươi chín con voi quây quần chầu phục Đất Tổ

E. Núi Bút, non Nghiên

F. Đồng Tháp

G. Ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

- Đèo De, núi Hồng, Đồng Tháp là những địa danh được nhắc đến trong bài Việt Bắc (Tố Hữu)

- Theo tác giả, những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khaắp mọi miền của đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh

Câu 2: Theo Nguyễn Khoa Điềm, ai làm người đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”?

A. Các vua Hùng

B. Các triều đại phong kiến

C. Nhân dân, những con người bình dị, vô danh

D. Tất cả các đáp án trên

Chính nhân dân, những con người bình dị, vô danh đã “Làm nên Đất Nước muôn đời”. Và vì vậy, khi cảm nhận Đất Nước bốn nghìn năm lịch sử, nhà thơ không nói đến các triều đại, các anh hùng dân tộc mà nhấn mạnh đến những con người vô danh, bình dị. Chọn nhân dân không tên tuổi kế tục nhau làm nên đất nước là nét mới mẻ độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm.

Chọn đáp án: C

Câu 3: Theo Nguyễn Khoa Điềm, người lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc là:

A. Nhân dân

B. Nhà nước

C. Các triều đại

D. Tất cả các đáp án trên

Nguyễn Khoa Điềm khẳng định vai trò của nhân dân trong việc giữ gìn và lưu truyền văn hóa dân tộc qua các thế hệ, từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói đến cả tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.

Chọn đáp án: A

Câu 4: Vai trò của nhân dân được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Đất Nước là gì?

A. Giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị vật chất và tinh thần của đất nước.

B. Có công trong việc chống ngoại xâm, dẹp nội thù

C. Giữ yên bờ cõi, xây dựng cuộc sống hòa bình

D. Tất cả các đáp án trên

Vai trò của nhân dân:

- Giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau mọi giá trị vật chất và tinh thần của đất nước từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói đến cả tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

- Có công trong việc chống ngoại xâm, dẹp nội thù

⇒ Giữ yên bờ cõi, xây dựng cuộc sống hòa bình

Chọn đáp án: D

Câu 5: Câu thơ nào thể hiện vẻ đẹp quý trọng nghĩa tình của dân tộc:

A. “Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi””

B. “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”

C. “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy”

D. “Đi trả thù mà không sợ dài lâu”

Từ nền văn học dân gian, nhà thơ đã khám phá ra những vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của dân tộc:

- Vẻ đẹp quý trọng nghĩa tình: “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”

Chọn đáp án: B

Câu 6: Trong phần 1, đất nước được cảm nhận ở những phương diện nào?

A. Phương diện lịch sử, văn hóa dân tộc

B. Phương diện không gian địa lí

C. Phương diện thời gian

D. Tất cả các đáp án trên

Đất nước được cảm nhận trên nhiều phương diện:

- Phương diện lịch sử, văn hóa dân tộc

- Phương diện không gian địa lí

- Phương diện thời gian

Chọn đáp án: D

Câu 7: Ở phương diện lịch sử, văn hóa dân tộc, đất nước gắn liền với điều gì?

A. Văn hóa lâu đời của dân tộc: truyện cổ tích, phong tục

B. Cuộc trường chinh không nghỉ ngơi: chống ngoại xâm, cuộc sống lao động vất vả

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Đất nước gắn liền với:

- Văn hóa lâu đời của dân tộc: truyện cổ tích, phong tục

- Cuộc trường chinh không nghỉ ngơi: chống ngoại xâm, cuộc sống lao động vất vả

⇒ Đất nước được hình thành và phát triển theo quá trình sống của mỗi con người, rất bình dị, thân thuộc và gần gũi.

Chọn đáp án: C

Câu 8: Không gian trong phần 1 của đoạn trích Đất Nước được miêu tả như thế nào?

A. Không gian gần gũi với con người: nơi sinh hoạt của mỗi người, không gian tuyệt diệu của tình yêu và nỗi nhớ đầy thơ mộng với bao kỉ niệm ngọt ngào

B. Không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ

C. Không gian trong quá khứ

D. Đáp án A và B

Không gian:

- Không gian gần gũi với con người: nơi sinh hoạt của mỗi người, không gian tuyệt diệu của tình yêu và nỗi nhớ đầy thơ mộng với bao kỉ niệm ngọt ngào

- Không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ: Từ quá khứ (Những ai đã khuất), hiện tại (Những ai bây giờ), đến các thế hệ tương lai (Dặn dò con cháu chuyện mai sau). Tất cả đều không quên nguồn cội: “Hàng năm ăn đâu làm đâu. Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

⇒ Nguyễn Khoa Điềm nhìn đất nước ở cự li gần và ông đã phát hiện ra một đất nước hết sức thân quen, một đất nước thân thương đối với mỗi cá nhân con người.

Chọn đáp án: D

Câu 9 : Ở phương diện thời gian, đất nước được cảm nhận ở:

A. Quá khứ

B. Hiện tại

C. Tương lai

D. Chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai

Đất nước được cảm nhận suốt chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai: Đó là một đất nước thiêng liêng, hào hùng trong quá khứ (gắn liền với huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết về các vua Hùng dựng nước), giản dị gần gũi trong hiện tại (Trong anh và trong em…) và triển vọng sáng tươi trong tương lai (Mai này con ta…)

Chọn đáp án: D

Câu 10 : Tích vào những câu thơ thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của thế hệ mình với đất nước mà tác giả gửi gắm:

A. “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ”

B. “Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời”

C. “Những người vợ nhớ chồng góp cho Đất nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”

D. “Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”

E. “Những người dân đã góp cho Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”

Những câu thơ thể hiện trách nhiệm của thế hệ mình với đất nước:

“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời”

- Đất nước – “máu xương” của mỗi người – là những giá trị vật chất và tinh thần mà mỗi người được thừa hưởng.

- Trách nhiệm của mỗi người là phải biết san sẻ, hóa thân

- Nghĩa vụ: Xây dựng bảo vệ đất nước muôn đời

⇒ Ý thơ mang tính chất tâm sự nhiều hơn là kêu gọi, giáo huấn nên sức truyền cảm rất mạnh.

Câu 11: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ nào?

A. Trưởng thành từ trước Cách mạng tháng Tám – 1945

B. Trưởng thành ngay sau Cách mạng.

C. Trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp

D. Trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

30-cau-hoi-trac-nghiem-phan-tich-doan-tho-dat-nuoc-98

Câu 12: Câu thơ “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi nhớ đến truyện dân gian nào?

A. Cây tre trăm đốt

B. Thánh Gióng

C. Tấm Cám

D. Sự tích chàng Trương

Câu 13: Đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm nằm ở chương nào của trường ca Mặt đường khát vọng?

A. Chương V

B. Chương II

C. Chương I

D. Chương IV

Câu 14: "Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn" trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm có ý nghĩa phù hợp với cảm xúc mà tác giả đang thể hiện là

A. Gợi nhớ hình ảnh thân thiết về người bà thân yêu.

B. Đất nước gắn với những phong tục lâu đời của dân tộc là tục ăn trầu có từ thời vua Hùng. 

C. Gợi nhớ câu chuyện cổ tích cảm động  "Sự tích trầu cau".

D. Gợi nhớ hình ảnh người bà ăn trầu khi xưa của tác giả.

Câu 15: Thông tin nào sau đây về Nguyễn Khoa Điềm chưa chính xác?

A. Ông xuất thân trong một gia đình trí thức cách mạng..

B. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội, ông trở về miền Nam chiến đấu.

C. Ngoài việc thơ ông còn viết văn và soạn nhạC.

D. Từng giữ nhiều trọng trách như: Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam; Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin…

Câu 16: Đặc điểm thơ Nguyễn Khoa Điềm là gì?

A. Giàu chất trí tuệ, hình ảnh mang tính biểu tượng.

B. Giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân.

C. Giàu chất sử thi, đậm đà màu sắc dân tộC.

D. Hoà hợp giữa lãng mạn và hiện thực, mang vẻ đẹp trữ tình vừa hào hoa vừa sâu lắng.

Câu 17: Tác phẩm nào sau đây không phải của Nguyễn Khoa Điềm?

A. Có một ngày.      

B. Đất ngoại ô.

C. Đất nở hoa.

D. Mặt đường khát vọng.

Câu 18: Tác phẩm nào sau đây không phải thuộc thể loại trường ca?

A. Mặt đường khát vọng ( Nguyễn Khoa Điềm ).

B.Những người đi tới biển ( Thanh Thảo ).

C.Đường tới thành phố ( Hữu Thỉnh ).

D.Mũi Cà Mau ( Xuân Diệu ).

Câu 19: Tác phẩm “ Mặt đường khát vọng ” được tác giả hoàn thành vào thời gian nào?

A. 1968.      

B.1969.

C. 1971.  

D.  1974.

Câu 20: Dòng nào chưa nói đúng về nét riêng biệt, độc đáo của trích đoạn “ Đất Nước ”?

A. Đã thể hiện đất nước đau thương mà anh hùng trong chiến tranh.

B. Cảm nhận lí giải về đất nước trong cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn.

C. Mang đậm tư tưởng nhân dân.

D.Sử dụng phong phú sáng tạo các yếu tố của văn hoá, văn học dân gian.

Câu 21: Dòng nào sau đây không  phải là mạch suy cảm chủ yếu của nhà thơ trong đoạn trích “ Đất Nước ”?

A. Đất Nước gần gũi, thân thiết, bình dị trong cuộc sống thường ngày của con người.

B. Đất Nước này là đất nước của nhân dân.

C.Đất Nước đầy những vất vả, đau thương mất mát trong chiến tranh.

D. Đất Nước hoá thân trong mỗi con người.

Câu 22: Với câu thơ “ Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn ” Nguyễn Khoa Điềm chủ yếu muốn thể hiện điều gì?

A. Ca ngợi những người bà nhân từ mang hồn của dân tộC.

B. Thể hiện hình ảnh bà

C. Nhắc lại truyện cổ tích trầu cau.

D. Gợi ra một phong tục đẹp – một nét văn hóa đẹp của Đất NướC.

Câu 23: Theo sự suy cảm của Nguyễn Khoa Điềm thì ai là người đã làm ra Đất Nước?

A.  Những vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử.

B. Những con người vô danh bình dị.

C. Các vị vua của các triều đại phong kiến.

D. Những đấng nam nhi có hùng tâm tráng chí của đất nướC.

Câu 24: Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là đoạn thơ mang tính

A. Chính luận - trữ tình.

B. Trữ tình.

C. Chính luận.

D. Hiện thực - trào lộng.

Câu 25: Ý kiến nào sau đây chưa chính xác về tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”?

A. Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” đã có manh nha từ trong lịch sử xa xưA.

B. Phải đến Nguyễn Khoa Điềm tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” mới được đề cập.

C. Văn học từ sau cách mạng tháng Tám cũng đã đạt đến một nhận thức sâu sắc về tư tưởng “Đất Nước nhân dân”.

D. Các nhà thơ trẻ thời chống Mĩ (trong đó có Nguyễn Khoa Điềm) đã làm sâu sắc thêm nhận thức về tư tưởng “Đất Nước của nhân dân”.

Câu 26: Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm nhằm thể hiện:

A. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân.

B. Niềm tự hào về truyền thống lịch sử.

C. Hình tượng một Đất Nước bình dị.

D. Lí giải sự hình thành Đất Nước.

Câu 27: Cho khổ thơ sau

“Đất nước của nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại

Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội

Biết trồng tre đợi ngày thành gậy

Đi trả thù mà không sợ dài lâu”.

(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)

Khổ thơ trên đã nói lên được phương diện quan trọng nào sau đây trong truyền thống nhân dân, dân tộc.

A.   Say đắm trong tình yêu.

B.   Quý trọng tình nghĩa.

C.   Biết căm thù và quyết tâm chiến đấu.

D.   Cả ba phương diện trên.

Câu 28: Nhận xét nào sau đây chưa chính xác về đoạn thơ “Đất Nước” ?

A.   Đoạn thơ đã thể hiện tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” bằng chính ngôn ngữ của nhân dân.

B. Đoạn thơ đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ bay bổng của văn hóa dân gian nhưng vẫn mới mẻ qua cách cảm nhận và tư duy hiện đại.

C. Đoạn thơ đã thể hiện những điểm mạnh của thơ Nguyễn Khoa Điềm: Chữ nghĩa giàu có, thiên về thể hiện những rung cảm tinh tế, diễn đạt độc đáo, mới lạ.

D. Đoạn thơ cũng bộc lộ khá rõ một số nhược điểm như: Chính luận có chỗ còn nặng nề, lấn át cảm xúc, nhiều ý triển khai còn trùng lặp, dàn trải

Câu 29: Cảm xúc chính trong Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là: 

A. Ca ngợi Đất Nước đau thương mà anh hùng.

B. Ca ngợi vẻ đẹp của Đất Nước.

C. Cảm nhận và lí giải về Đất Nước.

D. Cảm nhận và lí giải về mối quan hệ giữa Đất và Nước.

Câu 30: Hình ảnh thiên nhiên trong đoạn thơ “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm chủ yếu nhằm mục đích gì?

A. Ca ngợi một Đất Nước Việt Nam tươi đẹp.

B. Lí giải sự hình thành của những danh lam thắng cảnh.

C. Hoàn thiện hình tượng về đất nước Việt Nam.

D. Thể hiện lòng biết ơn với nhân dân.

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp THPT: Phân bổ thời gian làm đề thi Văn sao cho hợp lý?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận