Nguyệt thực 1 phần dài nhất thế kỷ xuất hiện lúc mấy giờ tại Việt Nam?
Tại Việt Nam, phần lớn hiện tượng nguyệt thực diễn ra vào lúc trăng chưa mọc. Vì thế, người yêu thiên văn chỉ có thể quan sát 1 phần hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Như đã thông tin, vào ngày mai (19/11/22021), người dân trên thế giới sẽ được chứng kiến nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ. Đây là lần nguyệt thực thứ 2 và cũng là nguyệt thực cuối cùng của năm 2021. Nguyệt thực lần này được giới thiên văn đánh giá là hiện tượng hiếm có khó tìm và vô cùng thú vị.
Bởi đây là lần nguyệt thực dài nhất trong vòng 580 năm trở lại đây. Tổng thời gian diễn ra hiện tượng này là khoảng 3 giờ 28 phút, dài hơn so với nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ vào năm 2018 với thời gian 1 tiếng 43 phút.
Nguyệt thực dài nhất thế kỷ được dự báo sẽ đạt cực đại trước bình minh ngày 19/11 khi bóng mờ của Trái đất che 97% Mặt trăng. Hiện tượng nguyệt thực lần này có thể được quan sát tốt tại hầu hết các đảo thuộc Thái Bình Dương, khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, hầu hết Australia, một phần châu Âu, châu Á và châu Phi. Trong đó, các đảo ở Thái Bình Dương và quốc gia Bắc Mỹ sẽ là những nơi có điều kiện tốt nhất để quan sát nguyệt thực.
Vào ngày 19/11, từ Việt Nam sẽ trông thấy nguyệt thực từ khi trăng mọc (17 giờ 26 phút 44 giây), đạt cực đại vào lúc 17 giờ 32 phút 49 giây. Trạng thái nguyệt thực bán phần kết thúc lúc 17 giờ 47 phút 4 giây và trạng thái nguyệt thực nửa tối kết thúc lúc 19 giờ 3 phút 40 giây.
Với Việt Nam, phần lớn hiện tượng nguyệt thực diễn ra vào lúc trăng chưa mọc. Dù là nguyệt thực dài nhất thế kỷ, người dân Việt Nam chỉ có thể quan sát một phần hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này. Vì Việt Nam của chúng ta chỉ nằm ở khu vực "rìa" của vùng có thể quan sát nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ.
Theo tính toán của trang Date and Time, định vị tại TP HCM cho thấy tổng thời gian quan sát là 1 giờ, 36 phút và 56 giây. Góc nhìn từ TP HCM bất lợi bởi dự báo thời tiết cho thấy trời sẽ nhiều mây.
Theo Vietnamnet, kể từ khi Mặt trăng xuất hiện ở đường chân trời, người dân Thủ đô sẽ có khoảng 30 phút để quan sát giai đoạn cuối của nguyệt thực một phần. Tại TP HCM, do Mặt trăng mọc khá muộn, gần với thời điểm nguyệt thực một phần kết thúc, người dân tại khu vực này chỉ có khoảng 20 phút để quan sát nguyệt thực một phần.
Ở Việt Nam, người yêu thiên văn chỉ thấy mặt trăng ửng đỏ một góc trong một quãng thời gian ngắn, trước và sau đó là "nguyệt thực nửa tối", tức mặt trăng không đổi màu mà sẽ có một chiếc bóng mờ lướt qua ở phần trên của mặt trăng.
Tuy khoảng thời gian để quan sát nguyệt thực tại Việt Nam khá ngắn ngủi, nhưng nếu may mắn ở một vị trí thuận lợi, trời quang và điều kiện thời tiết tốt, chúng ta vẫn có thể chứng kiến một phần của hiện tượng thiên nhiên này.
Nguyệt thực 1 phần xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng gần nằm trên một đường thẳng. Khi đó, một phần của Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng chiếu đến trực tiếp từ Mặt Trời. Mặt Trăng bị khuyết một phần bởi chính bóng của Trái đất.
Nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi các thiên thể đang tiến gần hoặc sau khi vừa hình thành trạng thái thẳng hàng.
Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần là 104 phút. Với nguyệt thực một phần, thời gian quan sát tối đa khoảng 6 giờ đồng hồ.
Xem thêm: Ở Việt Nam có xem được nguyệt thực 1 phần dài nhất thế kỷ xuất hiện ngày 19/11/2021 không?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận