Nguyễn Minh Châu - Từ những thì thầm

Dưới đây là một số suy tư của Nguyễn Minh Châu về văn, về nghề, về tác phẩm của ông mà có lẽ nhiều bạn chưa biết. Những nhận định này có thể vận dụng vào viết lý luận hoặc những bài viết về chính Nguyễn Minh Châu. 

Đỗ Thu Nga
14:00 07/01/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930 tại làng Văn Thai (tên nôm là làng Thơi, xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là ngòi bút có ảnh hưởng lớn với nền văn học Việt Nam giai đoạn chiến tranh và thời kỳ đổi mới. 

Với tư duy nhạy bén thời cuộc, đặc biệt là chiến tranh, trong 29 năm cầm bút, các tác phẩm của ông luôn được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Mỗi thời kỳ sáng tác, ông đều đề lại những dấu ấn đặc trưng.

Là một nhà văn, trước khi cầm bút lên viết điều đầu tiên phải hướng đến nhân dân và ý thức được sứ mệnh và trách nhiệm của bản thân. Nhận thức rõ được điều đó mà mỗi tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đều mang tính nhân văn rất cao.

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: Cửa sông, Miền cháy, Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Mảnh đất tình yêu, Lửa từ những ngôi nhà, Những vùng trời khác nhau, Những người đi từ trong rừng ra, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,… 

Nguyen-Minh-Chau-Tu-nhung-thi-tham-0

Dưới đây là những suy tư của Nguyễn Minh Châu về văn, về nghề, về tác phẩm mà người học nên biết:

[01]

Mỗi tác phẩm văn học như một tấm ảnh âm, một tâm phim sắp đem vào buồng tối. Đằng sau những khung cảnh, những sự việc được mô tả sẽ hiện hình một cái gì riêng nhất của người viết. Anh muốn ẩn núp, lẩn tránh mình đi cũng không được.

[02]

Người nghệ sĩ chân chính am hiểu với tất cả nỗi thích thú cái mùi đất nồng nàn của quê hương, cũng như một ý hướng không bao giờ ngừng đào sâu vào cái giọt nước cũng như tiếng cười của những con người chúng quanh mình; đào sâu tính cách, chiều sâu tâm lý và lịch sử của những con người với mình từ lâu đời sống chung trên một mảnh đất.

[03]

Hóa ra cuộc đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân bản và phi nhân là một cuộc đấu tranh vĩnh viễn, chất anh hùng ca và chất bi kịch của cuộc đời luôn đi liền với nhau. Con người đã dũng cảm kiên cường biết bao trong cuộc đấu tranh đó.

[04]

Con người sống trong cái quần thể người phải biết thông cảm với người khác, thể tất cho người khác và thậm chí phải chịu đựng người khác. Đây cũng là một cái luật đời đầy nhọc nhằn, và, từ trong cái cam chịu đầy nhọc nhằn ấy mà người đàn bà thuyền chài trong truyện trở nên một người lớn lao hơn.

Xem thêm: Top 10 kết bài ấn tượng cho tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận