Kỳ lạ người phụ nữ đề nghị bác sĩ phẫu thuật làm tai bị điếc vì không chịu thể chịu được tiếng thở của người khác

Bà Karen (sống ở Scotland) đã đề nghị bác sĩ phẫu thuật làm cho tai mình bị điếc để không bao giờ phải đối mặt với tiếng thở nữa. Bởi đó là một thứ âm thanh rất khó chịu.

Đỗ Thu Nga
11:03 23/02/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cách đây ít hôm, bà Karen (Scotland) đã xuất hiện trên một chương trình truyền hình nước Anh và kể chi tiết về trải nghiệm của bà khi mắc phải hội chứng Misophonia (hội chứng nhạy cảm với âm thanh).

Bà Karen nói rằng, trong suốt một thời gian dài bà cảm thấy bị ức chế, kinh hãi và bị ám ảnh với tiếng thở của người khác. "Tiếng thở thật sự rất ồn ào. Tôi nghe xong thấy rất tức giận. Tiếng thở càng to tôi càng cảm thấy tức giận hơn".

Đáng chú ý, bà Karen bộc bạch: "Tôi không phải nghe thấy những tiếng thở hổn hển, dồn dập mà đó là những tiếng thở yếu ớt. Tôi nghe thấy chúng rất rõ ràng". Mỗi lần như thế, bà Karen chỉ muốn chúng dừng lại hoàn toàn nhưng điều đó không thể xảy ra vì mọi người cần phải thở. Bản thân bà cảm thấy bất lực với hội chứng quái dị này.

Khi không thể chịu đựng được, bà Karen đã tìm gặp bác sĩ phẫu thuật. Bà nhờ bác sĩ hãy phẫu thuật để bà bị điếc như vậy sẽ không bao giờ phải đối mặt với những tiếng thở nữa. Tuy nhiên, yêu cầu kỳ lạ này đã bị bác sĩ từ chối.

nguoi-phu-nu-muon-tai-bi-diec-vi-khong-chiu-noi-tieng-tho-cua-nguoi-khac-0
Bà Karen chia sẻ về hội chứng nhạy cảm với âm thanh mà bản thân mắc phải

Sau khi chương trình được phát sóng, bà Karen nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Đã có nhiều người liên hệ với chương trình và liên lạc riêng với bà Karen nói rằng bọ cũng đang sống chung với "cơn ác mộng" như bà. Họ nói, nó đã hủy hoại cuộc sống và họ phải chịu tổn thất nặng nề về tinh thần.

Trước đó, giới y học cũng từng ghi nhận trường hợp của Ellie Rapp, 18 tuổi, ở Pittsburgh, Mỹ. Cô gái trẻ này cũng phải chịu đựng mọi âm thanh mọi người tạo ra lúc nhai đồ ăn trong bữa tối. 

Cô gái trẻ nói rằng: "Lúc đó tim tôi đập rất nhanh, tôi bắt đầu phải ứng theo 2 cách là dữ dội và khóc. Đó thật sự là tiếng ồn vô cùng kinh khủng, cảm tưởng như nó có thể bóp nghẹt sự sống của một con người".

Nói về hội chứng mà Karen và Ellie Rapp mắc phải, giới nghiên cứu cho biết, đây là hội chứng nhạy cảm với âm thanh. Những âm thanh như tiếng nhai, tiếng thở, tiếng gõ bút... không chỉ khiến người bệnh phiền muộn mà còn làm họ không thể chịu đựng được.

Hội chứng nhạy cảm với âm thanh xuất hiện do một bất thường của não tạo nên 2 triệu chứng tâm lý và sinh lý. Trong một nghiên cứu gần đây, bản chụp MRI cho thấy sự khác biệt đáng kể trong cấu trúc não của người mắc hội chứng nhạy cảm âm thanh với não người bình người. 

Những người mắc hội chứng này thường cảm thấy lo lắng, giận dữ, hoảng loạn. Điều này khiến họ luôn tìm cách né tránh dẫn đến tự cô lập bản thân và trầm cảm.

Những người mắc hội chứng nhạy cảm với âm thanh có triệu chứng nhẹ như: lo lắng, khó chịu, luôn có sự thôi thúc chạy trốn và cảm thấy ghê tởm với âm thanh đó. Ở trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có triệu chứng: phẫn nộ, sợ hãi, giận dữ, thù hận, hoảng loạn, đau khổ, sởn gai ốc, muốn tự tử.

Hiện nay, dù đã xác định được nguyên nhân, triệu chứng của hội chứng nhạy cảm âm thanh nhưng giới y học vẫn chưa tìm ra được loại thuốc đặc trị. Phương pháp điều trị thực sự hiệu quả cần thời gian dài để nghiên cứu.

Hiện nay nhiều nhà tâm lý sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức, thôi miên hoặc điều trị ù tai để giúp người bệnh giải quyết hội chứng này.

Tự ái là gì và tự ái có phải là một hội chứng rối loạn nhân cách

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận