Tự ái là gì và tự ái có phải là một hội chứng rối loạn nhân cách

Trong cuộc sống chắc hẳn có những lúc bản thân chúng ta cũng từng tự ái về một vấn đề gì đó. Tự ái không chỉ khiến cho bản thân bực mình mà còn khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu. Vậy tự ái là gì?

Hoa Nguyễn
08:42 22/02/2021 Hoa Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tự ái là gì?

Tự ái là gì? Tự ái là một từ gốc Hán Việt, tự là bản thân, ái có nghĩa là yêu. Ghép lại với nhau thì được hiểu tự ái chính là yêu bản thân mình, tự đề cao cái tôi của bản thân tới mức sinh bực tức, cáu gắt, giận dỗi với người khác, cho rằng họ có lỗi với mình.

Tự ái trước hết chính là thể hiện thái độ mặc cảm của bản thân, cho rằng mình đang thua kém người khác nên dễ sinh lòng thù hận, đố kị, ghen ghét,... Những người dễ tự ái là những người luôn thổi phồng sự quan trọng của chính bản thân mình, họ luôn muốn bản thân là trung tâm của vũ trụ và ít để ý đến những người xung quanh khác.

tu-ai-la-gi-va-tu-ai-co-p
Tự ái là gì?

Người dễ tự ái thường biến chuyện bé xé ra to, chuyện đơn giản thành phức tạp từ đó mà trong đầu luôn nảy sinh ra những ý nghĩ tiêu cực, bực tức không đáng có. Những người này vì quá đề cao bản thân nên họ thường rất bảo thủ, luôn cho mình là đúng và không quan tâm đến cảm xúc của người khác.

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, từ tình yêu, tình bạn, đồng nghiệp,... sự tự ái luôn khiến những mối quan hệ của chúng ta đi vào bế tắc, dễ nảy sinh bất hòa và đổ vỡ là điều không thể tránh khỏi. Vì thế chúng ta cần phải dẹp bỏ lòng tự ái của chính bản thân mình nếu muốn có một cuộc sống vui vẻ và thoải mái hơn.

Tự ái có phải là một hội chứng rối loạn nhân cách?

Sau khi đã hiểu tự ái là gì, chúng ta sẽ đi sâu và tìm hiểu xem đây chỉ là tính cách hay là một dạng bệnh tâm lý nào nhé.

Theo khoa học giải thích, tự ái chính là hội chứng rối loạn nhân cách tự ái (narcissist), những người quá quan tâm đến tầm quan trọng của họ trong xã hội đã gây ảnh hưởng đến việc họ tương tác với những mối quan hệ xung quanh. 

tu-ai-la-gi-va-tu-ai-co-p
Tự ái chính là hội chứng rối loạn nhân cách tự ái

Những người hay tự ái thường cảm thấy gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì kết nối với người khác. Họ thường có xu hướng e ngại, gận dỗi và không chịu lắng nghe ý kiến của người khác. Trong lòng họ luôn cảm thấy bản thân là quan trọng nhất, tất cả mọi thứ phải được vận hành xung quanh họ. Họ thiếu lòng trắc ẩn cũng với sự khao khát được người khác công nhận, chú ý và ngưỡng mộ.

Các yếu tố của tự ái bao gồm: 

  • Ý thức tầm quan trọng của bản thân và luôn khao khát được người khác ngưỡng mộ, luôn tưởng tượng về việc bản thân có ảnh hưởng đến người khác, luôn muốn trở thành tâm điểm của đám đông.
  • Tự phóng đại về khả năng của bản thân để người khác ngưỡng mộ và thừa nhận.
  • Quá quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình, nhạy vảm trước mọi vấn đề, ai nói gì cũng nghĩ là họ đang nói mình.
  • Không có sự đồng cảm, bao dung, tha thứ đối với người khác. Sống ích kỷ chỉ biết có bản thân mình.

Thực sự nếu chỉ tiếp xúc qua thì sẽ rất khó để biết được ai đang mắc hội chứng này bởi nó chỉ bùng phát khi xảy ra một vấn đề gì đó thôi. Người tự ái không liên quan gì đến tính cách sống hướng ngoại hay hướng nội. Chỉ là cách họ tiếp cận với thế giới này có chút khác thường. Tuy nhiên tự ái cũng có hai loại người, một loại bí mật và một loại công khai.

Những người tự ái bí mật thường có xu hướng sống nội tâm hơn. Còn những người tự ái công khai thường có xu hướng kiêu căng, ngạo mạn và luôn khao khát được khen ngợi. Hành vi này dễ dàng có thể quan sát và nắm bắt được. 

Tự ái là cảm xúc thường thấy của rất nhiều người, tuy nhiên nó diễn ra với tần xuất nhiều hay ít, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng thì còn phụ thuộc vào mức độ của căn bệnh tâm lý này. Mặc dù vậy nếu tự ái được duy trì ở mức vừa phải và không làm ảnh hưởng đến ai thì nó cũng chẳng có gì to tát, nhưng nếu nó bộc phát một cách quá đà thì nó sẽ là hội chứng bệnh tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người.

Dấu hiệu cho thấy bạn là người hay tự ái

Dấu hiệu của tự ái là gì, hãy cùng theo dõi để xem mình có phải là người hay tự ái không nhé :

Thụ động

 

Những người tự ái quá mức thường khao khát sự chú ý và ngưỡng mộ từ người khác. Họ có thể đưa ra lời khen không thật lòng hoặc cố tình làm giảm tài năng của mình xuống rồi bằng một cách nào đó khiến cho người khác cũng công nhận năng lực đó.

tu-ai-la-gi-va-tu-ai-co-p
Người tự ái thường thụ động

Đổ lỗi cho người khác, hay xấu hổ

Người hay tự ái thường muốn bảo vệ chính bản thân mình mà họ không bao giờ nhận lỗi sai về mình. Họ thường đổ lỗi công khai cho người khác trong các vấn đề mà mình gặp phải. Những người tự ái hướng nội có thể có những cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn để giải thích tại sao điều đó là lỗi của bạn còn họ thì hoàn toàn vô can. 

Luôn cố gắng tạo ra sự nhầm lẫn

Một số người có tính tự ái có thể lấy niềm vui trong công việc để tạo ra sự nhầm lẫn cho người khác. Họ có thể khiến cho mọi người đặt câu hỏi về nhận thức của họ. Một cách khác để tạo đòn bẩy giữa họ với người khác, người tự ái thường sử dụng chiến thuật này để nâng cao bản thân và duy trì quyền lực của họ trong các mối quan hệ. Điều này giúp họ có cơ hội để thao túng bạn nhiều hơn.

Vô cảm và ích kỷ

Những người mắc hội ứng rối loạn nhân cách tự ái thường không có khả năng xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp. Họ sống mà thiếu sự đồng cảm với người khác, luôn đổ lỗi cho mọi thức và chỉ nhìn thấy khó khăn, nỗ lực của bản thân chứ không nhận thấy những cố gắng của người khác.

Luôn thích làm trung tâm của sự chú ý

Những người tự ái thường thích trở thành trung tâm của vũ trụ. Trong mỗi cuộc trò chuyện họ sẽ thường nhắc về thành tích cũng như những điểm nổi bật của mình, khiến bạn cảm thấy mình thật nhỏ bé còn họ vĩ đại như một vị thần.

tu-ai-la-gi-va-tu-ai-co-p
Những người tự ái thường thích biến mình trở thành cái rốn của vũ trụ

Thường bị cảm xúc lấn át

Những người tự ái họ thường bị cảm xúc lấn át, bởi họ luôn đề cao cái tôi lên trên hết nên thường dễ bị kích động và dễ bốc đồng, từ đó đưa ra những quyết định sai lầm. Trong những cuộc tranh luận cãi vã, người tự ái thường không bao giờ nhận sai về mình, họ rất cố chấp và dễ khiến mối quan hệ đi vào bế tắc.

Không chịu rút kinh nghiệm và chậm tiếp thu cái mới

Những người hay tự ái khó có thể nhìn ra được lỗi sai của mình, từ đó họ hình thành lên tâm lý bảo thủ, không chịu rút kinh nghiệm. Họ luôn làm theo suy nghĩ và quan điểm cá nhân mình và không chịu hòa mình vào tập thể, vào cái chung.

Sống trong đau khổ, dằn vặt

Người có tính tự ái luôn phải sống trong nỗi bất an dằn vặt. Họ khó có thể có được những giây phút vui vẻ. Bởi một khi họ bị người khác chê trách, họ thường rất hay để bụng, giữ chuyện đó trong lòng rồi tự dằn vặt mình trong đau khổ.

Kỹ năng làm việc nhóm bị hạn chế

Những người hay tự ái thường không lắng nghe ý kiến của người khác, luôn cho rằng bản thân mình là đúng. Do đó nếu như có người góp ý họ sẽ cảm thấy khó chịu và không hài lòng. Dẫn đến những tranh cãi trong tập thể làm ảnh hưởng đến công việc của cả nhóm.

Trên đây là những lý giải tự ái là gì và những vẫn đề xung quanh tính cách tự ái của một con người. Tự ái đôi khi xuất hiện là để bạn tự bảo vệ chính bản thân mình, thế nhưng hãy nhớ, chúng ta không phải là cái rốn của vũ trụ, chẳng có ai phải có nghĩa vụ phục tùng bạn cả. Mỗi người đều có những điểm mạnh điểm yếu riêng, biết tiết chế cái tôi, lắng nghe góp ý từ người khác thì sẽ giúp bạn ngày càng tiến bộ. 

Xem thêm: Vạn sự tùy duyên và những điều bạn nên ghi nhớ để có một đời an yên

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận