Cuộc sống lênh đênh không quốc tịch và biệt tài kinh ngạc của bộc tộc 'người cá' cuối cùng trên thế giới

Với khả năng lặn sâu đến 79 mét mà không cần hỗ trợ, người dân trong bộ tộc Bajau Laut   được gọi là "người cá". Họ coi thuyền biển là nhà và không được công nhận quốc tịch.

Đỗ Thu Nga
11:32 18/11/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Biệt tài của "người cá" Bajau Laut

Người Bajau Laut được mệnh danh là những người du mục trên biển hay người cá. Sở dĩ bộ tộc Bajau Laut có cái tên này là bởi lối sống du mục trên biển với khoảng 60% thời gian họ dành ở dưới nước, kiếm sống bằng cách đánh cá và khai thác các sản vật của biển khơi.

Song điểm đáng chú ý nhất của bộ tộc này chính là sự "tiến hóa" để thích nghi với đời sống dưới nước nhiều hơn ở trên bờ. Họ không có bất kỳ công cụ hỗ trợ việc lặn nào ngoài một cặp kính lặn bằng gỗ. Người Bajau có thể lặn sâu kỷ lục gần 80 mét dưới nước và nhịn thở trong vòng 3 phút. 

ngo-ngang-voi-biet-tai-cua-bo-toc-nguoi-ca-khong-quoc-tich
Tộc "người cá" này lặn rất giỏi

Trong một công trình nghiên cứu về người Bajau được đăng trên tạp chí Cell, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, lá lách của người trong tộc này lớn hơn so với những người dân bình thường trên thế giới. Điều này rất quan trọng để chứng minh rằng, tộc người Bajau Laut  đã "tiến hóa" để thích nghi với môi trường sống và đó là yếu tố di truyền chứ không phải là do kinh nghiệm.

Theo Melissa Llardo, Trung tâm Geogenetics của Đại học Copenhagen, Đan Mạch, nghiên cứu và so sánh cho thấy lá lách của người Bajau lớn hơn tới 50% so với người Saluan sống trên đất liền ở Indonesia. Kết quả của nghìn năm sinh sống trên biển đã giúp người Bajau Laut tiến hóa để thích nghi với môi trường sống.

ngo-ngang-voi-biet-tai-cua-bo-toc-nguoi-ca-khong-quoc-tich
Trẻ em cũng được học lặn từ nhỏ

Trên thực tế, lá lách là một đặc điểm quan trọng với các thợ lặn người Bajau Laut Bởi trong khi lặn, lá lách co lại và đẩy các tế bào hồng cầu này vào máu để tuần hoàn, tăng khả năng vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể. Với lá lách lớn hơn so với người bình thường, các thợ lặn trong tộc có khả năng lặn sâu siêu đẳng như đã chia sẻ bên trên.

ngo-ngang-voi-biet-tai-cua-bo-toc-nguoi-ca-khong-quoc-tich

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu phát hiện một biến thể gene thường gặp trong quần thể "người cá" Bajau. Đó là gene giúp kiểm soát mức độ hormone T4. Nó được tạo ra bởi tuyến giáp. Loại hormone này làm tăng tốc quá trình trao đổi chất, có thể giúp chống lại mức oxy thấp trong máu.

Bộ tộc không quốc tịch

"Người cá" Bajau Laut thường sống ở trên những ngôi làng nổi xây dựng giữa các vùng có san hô. Ngày nay họ di chuyển tới các bờ biển và sống gần các đảo nhỏ. Tuy nhiên, lối sống sinh hoạt gắn liền với biển vẫn được gìn giữ.

Người dân trong tộc dựng những ngôi nhà (nói đúng hơn là những chiếc chòi) bằng gỗ, tre trên biển xung quanh đảo . Mực nước dưới chân nhà của họ có độ cao từ vài chục cm cho tới vài mét, tùy theo thời điểm thủy triều lên xuống.

ngo-ngang-voi-biet-tai-cua-bo-toc-nguoi-ca-khong-quoc-tich
Người bộc tộc này sống du mục lênh đênh trên biển

Theo các tư liệu hiện có, nguồn gốc của người Bajau không rõ. Chỉ biết rằng, khi thương mại thịnh vượng dưới triều đại Malay giàu có từ thế kỷ 15 trở đi, họ đã di cư về phía nam với số lượng lớn. Theo truyền thuyết, xưa có một công chúa đến từ Johor (Malaysia) bị cuốn trôi ra đảo trong trận lũ quét. Vua cha quá đau buồn nên đã hạ lệnh cho nhóm người ra khơi để tìm kiếm. Họ chỉ được phép trở về khi thấy công chúa. 

Trong suốt thời gian dài ròng rã, cả nhóm không thấy bóng dáng công chúa đâu. Không thể quay về đất liền, họ đành ở lại và sống lênh đênh trên biển, hình thành bộ tộc Bajau như ngày nay. 

ngo-ngang-voi-biet-tai-cua-bo-toc-nguoi-ca-khong-quoc-tich-00

Một điều đặc biệt là bộ tộc này mặc dù sống trên vùng biển của Malaysia nhưng họ không thuộc về bất cứ quốc gia nào. Do không có quốc tịch, người Bajau Laut không có bất cứ quyền công dân hay các chế độ phúc lợi xã hội mà một con người có quyền được hưởng.

Sau này, cuộc sống du mục của họ gây ra sự tranh cãi nên người Bajau di chuyển về đất liền. Tuy nhiên, họ chỉ xây những ngôi nhà nổi sát bờ biển và duy trì nếp sống mang tính hoang dã như cũ. 

Thức ăn của họ đơn giản vẫn là cá và những củ tinh bột. Họ cũng lấy tinh bột sắn trộn với nước, lá khô rồi bôi lên mặt giống như một loại kem giúp bảo vệ da, chống lại thời tiết gay gắt của vùng biển nhiệt đới. Ngoài ra họ săn bắt hải sản mang lên bờ đổi lấy gạo,  nước và các nhu yếu phẩm khác.

"Người cá" Bajau Laut sắp hết thời "du mục"

Theo nghiên cứu của Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), ngành công nghiệp khai thác hải sản có giá trị lên đến 800 triệu USD/năm. Và khi nói đến hoạt động phá hoại biển khi đánh bắt cá, người Bajau là một trong những “tội đồ”.

ngo-ngang-voi-biet-tai-cua-bo-toc-nguoi-ca-khong-quoc-tich-99
Những cô gái đang nấu ăn trên thuyền

Không chỉ sử dụng cây giáo thô sơ để săn bắt hải sản, sau này, người Bajau còn học binh lính trong Thế chiến thứ hai về kỹ thuật đánh cá bằng thuốc nổ làm từ phân bón. Bên cạnh đó, người trong tộc này còn dùng chất hóa học kali xyanua để bắt cá.

Những cách thức đánh bắt nguy hiểm này vô tình khiến nhiều rạn san hô quý hiếm biến mất, môi trường biển bị ô nhiễm. Điển hình là ở Torosiaje - một trong số những vùng biển mà người Bajau Laut sinh sống. Từng được bao bọc bởi đầy ắp những rạn san hô và những loài hải sản quý hiếm, nhưng giờ đây vùng biển thơ mộng khi xưa chỉ còn những mảnh vụn hoang tàn do hoạt động khai thác quá mức.

ngo-ngang-voi-biet-tai-cua-bo-toc-nguoi-ca-khong-quoc-tich

Trước tình trạng đáng báo động này, chính phủ Malaysia, Tổ chức Bảo tồn quốc tế và WWF đã tạo ra những chương trình quản lý khuyến khích người Bajau Laut đánh bắt hải sản một cách bền vững, khuyến khích họ tham gia vào việc nuôi cá theo hình thức công nghiệp.

Vài năm gần đây, người Bajau trẻ tuổi đã không còn mặn mà với việc bám biển. Họ đã di cư tới các thành phố trên đất liền để kiếm sống. Giờ đây, số lượng người Bajau sống lênh đênh trên biển không còn nhiều, chủ yếu là những người già trong bộ tộc. Việc này đồng nghĩa rằng bộ tộc “người cá” Bajau chuẩn bị kết thúc cuộc sống du mục của mình để bước sang cuộc sống hiện đại.

Xem thêm: Kỳ lạ bộ lạc không đàn ông: Phụ nữ muốn sinh đẻ sẽ đi 'cướp' ở bộ tộc khác về

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận