Nghị lực của anh chàng khiếm thị mê đàn bầu: Vượt qua sợ hãi, tự ti để trở thành người có ích cho xã hội

Đôi mắt không sáng để nhìn thấy thế giới xung quanh, để sống như một người bình thường, nhưng anh Trương Văn Tư vẫn cố gắng "sống chung với bão", vượt lên số phận để trở thành người có ích cho xã hội.

Đỗ Thu Nga
09:38 13/06/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Không ai được lựa chọn cho mình một số phần từ khi sinh ra, nhiều người ngay từ lúc lọt lòng cơ thể đã không may mắc các dị tật, khuyết tật bẩm sinh. Trong hoàn cảnh ấy, có người chọn "đầu hàng số phận", buông xuôi tất cả để ôm về nỗi tự ti. Nhưng cũng có những người lựa chọn đương đầu với số phận như anh Trương Văn Tư.

Được biết, khi còn nhỏ, anh Trương Văn Tư (SN 1994) đã bị cận nặng, thị lực từ 6 - 7/10. Đến năm lớp 7, sau một cơn bệnh, anh bị khiếm thị nặng cho đến nay.

Đôi mắt của chàng trai trẻ chỉ có thể nhìn thấy mờ mờ, nhưng chỉ một cơn bệnh vì nhà không có điều kiện, không thể chạy chữa kịp thời nên đôi mắt của anh đã hoàn toàn trở nên tăm tối hẳn. Đối với anh Tư, đó là cú sốc quá lớn. Nó khiến chàng trai trẻ trầm tính hẳn, sống co mình, ngại giao tiếp, chỉ độc thoại một mình như tự kỷ.

Nghi-luc-phi-thuong-cua-chang-trai-khiem-thi-me-dan-bau
Ban đầu anh Tư cũng tự ti với đôi mắt của mình

Biết tình trạng của con trai nếu cứ thế này sẽ không ổn, gia đình đưa anh lên Hà Nội. Cũng từ đây, chàng trai trẻ dần mở lòng, giao tiếp và hòa nhập với mọi người hơn, bắt đầu học lại từ đầu về chữ viết, cách phán đoán để nâng cao giác quan cảm nhận... 

Năm 2015, anh Tư thi vào trường Trung cấp nhạc viện TP Hồ Chí Minh, khoa học cụ dân tộc, chuyên ngành đàn bầu. Âm nhạc đã mang đến cho chàng trai trẻ những trải nghiệm mới, đánh bay những tự ti ngày xưa.

Nhưng cũng phải nói rằng, học một loại nhạc cụ với người bình thường đã khó rồi, nhưng với anh Tư lại càng gian nan hơn. Mà đàn bầu là một loại nhạc cụ khó. 

Tuy nhiên, bằng đam mê cháy bỏng, anh Tư đã vượt qua tất cả, chơi đàn một cách chuyên nghiệp. Đối với anh, đàn bầu có ý nghĩa rất riêng.

Thời gian đầu chơi đàn mà nó không phát ra âm, anh Tư rất buồn nhưng chưa bao giờ nghĩa đến chuyện từ bỏ để tìm đến một loại nhạc cụ khác. Anh Tư cho rằng, nếu các bạn làm được thì mình cũng làm được. Và sau thời gian khổ luyện, anh đã gảy được những giai điệu trong trẻo, đầy trữ tình.

Nghi-luc-phi-thuong-cua-chang-trai-khiem-thi-me-dan-bau-7

Cơ thể anh còn khỏe mạnh, với đôi tay này, khối óc này, anh đã lựa chọn tiến về phía trước, nỗ lực cố gắng hết mình trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.

Tấm gương đó khiến nhiều người phải xúc động và khâm phục ý chí của anh Tư, dù thiếu may mắn khi đôi mắt không thấy được ánh sáng nhưng anh chưa đầu hàng số phận. Vượt lên mặc cảm, tự ti  tự khẳng định bản thân một cách đầy  nghị lực.

Trong cuộc sống này, khi chúng ta đã mải than vãn vì sao mình khổ thế, chúng ta muốn buông xuôi tất cả thì hãy nhìn lại để thấy có những người còn sống đời nghiệt ngã hơn nhiều. Nhưng ngày ngày họ vẫn nung nấu hy vọng và tìm thấy ánh sáng cho riêng mình. 

Anh Trương Văn Tư là một tấm gương tốt cho những ai đang dần mất đi hy vọng về bản thân, có thể suy nghĩ lạc quan, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của mình. 

Xem thêm: Nghị lực phi thường của cậu bé khiếm thính Trần Nam Long: Vẽ tranh về Hà Nội đầy ấn tượng, bán tác phẩm làm từ thiện

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận