Nghị luận xã hội: Trọn vẹn Việt Nam
Đây là một vấn đề nghị luận xã hội rất hay và ý nghĩa mà các bạn học sinh nên tham khảo.
KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN
Nhiều thế kỷ nay, ít nhất là từ thế kỷ XVII, Việt Nam đã xác lập, thực hiện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ, thực hiện chủ quyền đối với hai quần đảo một cách hòa bình, liên tục và không gặp phải sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào.
Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới hiện còn lưu giữ nhiều tư liệu, sách cổ, văn bản pháp lý của nhà nước, bản đồ thể hiện việc thực thi chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Tự công đạo - 1686); Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn biên soạn 1776; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú 1821; Hoàng việt địa dư chí 1833; Đại nam thực lục tiền biên 1844 - 1848; Đại nam thực lục chính biên 1844 - 1848; Việt sử cương giám khảo lược 1876; Đại nam thống nhất chí 1882; Dư địa chí khâm định đại nam hội điển sự lệ 1910; Hải ngoại ký sự của nhà sư trung quốc Thích Đại Sán 1696; An nam đại quốc họa đồ của giám mục người Pháp Louis Taberd; Đại Nam thống nhất toàn đồ 1838...
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA
Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu vực biển khoảng từ 15 độ 15 phút đến 17 độ 15 phút vĩ độ bắc, 111 độ đến 113 độ kinh đông gồm có trên 13 đảo 5, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn được chia thành 2 nhóm (nhóm An Vĩnh ở phía Đông và nhóm Lưỡi Liềm ở phía Tây) cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10km2 và đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm, diện tích khoảng 1,5km2. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, hiện nay, huyện Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng.
QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Quần đảo Trường Sa nằm trong khu vực biển khoảng từ 6030' đến 12000 độ vĩ Bắc, 111000 đến 117020' độ kinh Đông, cách vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lý và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) gần 600 hải lý.
Đây là quần thể gồm hơn 100 đảo, bãi ngầm, bãi san hô, trải rộng trên vùng biển khoảng 180.000 km2 và án ngữ vùng biển rộng phía Đông Nam nước ta. Căn cứ vào vị trí và khoảng cách giữa các đảo, quần đảo Trường Sa được chia thành tám cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên.
Các đảo thuộc quần đảo Trường Sa có diện tích nhỏ (khoảng vài chục héc-ta trở xuống); trong đó, Ba Bình là đảo rộng nhất, có diện tích khoảng 0,6 km2.
Xem thêm: Những dẫn chứng NLXH từ thiên nhiên: Hay và ý nghĩa
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận