Người mẹ vĩ đại: Biến con trai từ đứa trẻ không biết đi thành VĐV 3 lần phá kỷ lục thế giới

Trên hành trình vượt qua bóng tối đi tới vinh quang của Tô luôn có hình bóng của người mẹ. Bà nói với Tô rằng, ánh sáng dù yếu đuối đến đâu cũng có thể soi sáng phía trước. Con đường dù gập ghềnh đến đâu cũng có thể dẫn tới tương lai.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào thời điểm từ tháng 8 đến tháng 9/2021, bộ phim "Zero to Hero" đã gây tiếng vang tại Trung Quốc. Bộ phim kể về hành trình đi vượt qua bóng tối đi tới đỉnh vinh quang của một vận động viên khuyết tật. Nhân vật chính trong phim được xây dựng từ nguyên mẫu Tô Hoa Vỹ - một vận động viên (VĐV) điền kinh khuyết tật nổi tiếng. 

Tô đã tham gia 4 kfy Paralympics (Thế vận hội dành cho người khuyết tật), giành 6 huy chương vàng. Chàng trai vàng này cũng phá kỷ lục thế giới dành cho người khuyết tật ở cự ly 100m và 200m dành cho nam.

Ở đất nước tỷ dân, Tô Hoa Vỹ được gọi là "Forrest Gump của Trung Quốc". Anh được truyền thông báo chí ca ngợi là con người phi thường, trở thành biểu tượng và niềm cảm hứng cho cộng đồng người khuyết tật.

Thế nhưng ít ai biết được, đằng sau sự thành công của con người phi ấy là những nỗ lực không ngừng nghỉ của người mẹ hiền tên A Trinh. Bà là người mẹ vĩ đại nhất trong những người mẹ vĩ đại. 

me-cong-nhan-bien-con-tu-tre-khuyet-tat-thanh-vdv-3-lan-pha-ky-luc-tg
Tô Hoa Vỹ đoạt huy chương vàng đầu tiên trong sự nghiệp của mình ở nội dung 4x100 m tiếp sức nam tại Paralympics Atlanta 1996

Theo Sohu, khi Tô Hoa Vỹ được 6 tháng tuổi (năm 1981), bác sĩ chẩn đoán anh bị chứng vàng da hiếm gặp. Biến chứng dẫn đến co cứng cơ và thính giác yếu. Bác sĩ còn nói, Tô không thể tự chủ sinh hoạt cả đời. 

Kết luận của bác sĩ đã khiến bà A Trinh (mẹ của Tô) vô cùng sốc. Khi ấy bà chỉ là một công nhân bình thường và không biết cách nào để giúp con trai trở lại thành một cậu bé bình thường. Nhưng bằng tình yêu vô bờ bến dành cho con, bà A Trinh bắt đầu tìm hiểu, đồng hành cùng con trai trong suốt 40 năm. 

Bà bắt đầu đi tìm hiểu về bệnh tình của con, tìm mua máy trợ thính và tìm cách chữa trị cho con. Nhưng đến năm 4 tuổi, Tô vẫn không thể tự đi. Cậu bé được mẹ cõng đi khắp nơi mỗi ngày.

Bà A Trinh không thể chấp nhận được sự thương hại của mọi người dành cho con mình. Bà muốn con được đối xử như một đứa trẻ bình thường. Có lần người bán hàng cho Tô một chai Cocacola nhưng bà A Trinh không nhận. Bà nói: "Tại sao ông lại cho cháu, trong khi không cho những đứa trẻ khác". Nói rồi, bà rút tiền ra trả người bán hàng.

Để khuyến khích con trai tập đi, bà A Trinh từng đặt cậu lên băng chuyền trong nhà máy của mình làm, đằng sau là lò xo hơi nước nóng. Bà dùng cách thức cực đoan này ép con trai 4 tuổi biết cách thoát khỏi nguy hiểm. 

"Đứng dậy, nếu không chúng ta cùng chết", bà A Trinh hét to khi đặt con trên băng chuyền. Thế nhưng, Tô Hoa Vỹ vẫn không nghe rõ mẹ nói gì. Bà A Trinh đành bấm nút dừng lại. Đúng lúc này, Tô chầm chậm đứng lên, tay vịn lan can băng chuyền di chuyển về phía mẹ. Đây là lần đầu tiên cậu bé đứng và di chuyển trên đôi chân của mình.

Sau này, bà A Trinh kể lại: "Vì con trai không bình thường như những đứa trẻ khác nên tôi chỉ còn cách ép con phải lớn. Chỉ có như vậy thì mới giúp cho con có một tương lai tốt hơn".

Lên 5 tuổi, Tô Hoa Vỹ bước đi mà không cần ai đỡ. Lên 8 tuổi, tự biết buộc dây giày. Sau đó, cậu được mẹ cho theo học tại một trường học dành cho trẻ khuyết tật ở Hong Kong.

Năm 10 tuổi, Tô đã thể hiện tài năng thiên bẩm của mình khi bị những đứa trẻ bụi đời cướp tiền. Bà A Trinh khi nhìn thấy cảnh tượng đó không những không lo sợ mà vô cùng phấn khích. Lúc này bà nhận ra rằng, tương lai của con trai đã có lối thoát. Và vài ngày sau, Tô có tên trong danh sách học điền kinh.

Theo tờ Sohu, trước khi đến với điền kinh, mọi hoạt động của Tô đều khó khăn. Để đi bộ một mình từ bến xe bus đến sân vận động cách nhà 1km là cả vấn đề. Cậu phải cực kỳ nỗ lực, phải cố gắng leo cầu thang. 

Ngoài ra, Tô Hoa Vỹ còn gặp vấn đề về thính lực. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, đồng đội chạy còn Tô vẫn đứng tại chỗ. Có lúc, cậu chán nản, mệt mỏi đến mức bật khóc và từng có suy nghĩ muốn dừng lại. 

Nhưng sau đó cậu lại bước tiếp vì mẹ luôn động viên. Mẹ nói với cậu: "Không được dùng sức để khóc mà để chạy. Hãy nhìn mẹ đi, chạy đi". Những lời cổ vũ ấy đã giúp Tô xốc lại tinh thần.

me-cong-nhan-bien-con-tu-tre-khuyet-tat-thanh-vdv-3-lan-pha-ky-luc-tg-5
Tô Hoa Vỹ và mẹ đẻ (bên trái) cùng hai diễn viên đóng vai của họ trong bộ phim "Zero to Hero" (tay phải)

Cho đến giờ, Tô cũng không nhớ đã bao nhiều lần mẹ nói câu này: "Ánh sáng dù yếu đến đâu cũng có thể soi sáng phía trước. Con đường dù có gập ghềnh đến đâu cũng có thể dẫn tới tương lai".

Mẹ đã đồng hành cùng Tô trong suốt những năm tháng cậu chưa nổi tiếng. Để rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, Tô và mẹ chạy cầu thang mỗi ngày. Để bù lại thính lực yếu, Tô tập đi lại vị trí xuất phát nhiều lần. Kết quả, cơ thể Tô có vô số vết thương, chân tay bầm dập.

Nhưng Tô không nản chí, có lần cậu chia sẻ: "Tôi thích cảm giác chạy với những cơn gió tạt ngang má và tiếng hò hét của mẹ. Tôi sẽ tiếp tục chạy cho đến ngày không còn sức nữa".

Vào năm 15 tuổi (Paralympic Atlanta 1996), Tô Hoa Vỹ lần đầu tiên tham gia cuộc thi tầm cỡ thế giới. Cậu giành huy chương vàng nội dung  4x100 m tiếp sức nam. Tham gia Paralympic 2000 ở Sydney (Australia), Tô giành huy chương vàng cá nhân 100 m, 200 m, 400 m và huy chương vàng đồng đội 4x100 m tiếp sức.

Khi Tô Hoa Vỹ mang huy chương vàng về nhà, mẹ cậu đã nói: "Trước đây không ai đối xử với con như người bình thường thì con phải trở nên phi thường".

Để có thể tiếp tục theo đuổi đam mê điền kinh, có thời gian Tô Hoa Vỹ đã phải đi làm shipper, mỗi tháng có 7.000 HKĐ. Bên cạnh đó, anh có khoảng 3.000 HKD (khoảng 8,7 triệu đồng) - đó là tiền trợ cấp vận động viên phá kỷ lục thế giới. 

Cuộc sống chẳng hề dễ dàng với Tô Hoa Vỹ. Năm 2002, cha cậu bị tai nạn phải nghỉ hưu sớm, kinh tế gia đình gặp khó khăn. Nhưng bà A Trinh vẫn muốn con tập trung thi đấu nên 1 lúc làm 4 công việc, gần như không có thời gian nghỉ ngơi.

Tô Hoa Vỹ phát hiện ra chuyện này, cậu đã từng nghĩ đến chuyện giải nghệ, toàn tâm toàn ý làm shipper kiếm tiền. Nhưng mẹ không đồng ý, bà nói: "Con phải chạy, như thế mới không bị coi thường". Và Tô Hoa Vỹ lại tiếp tục hành trình chinh phục những đỉnh cao mới.

Được biết, tài từ Lưu Đức Hoa đã nhận Tô Hoa Vỹ làm nhân viên bán hàng và chịu trách nhiệm đăng tải hình ảnh, thông tin của công ty lên website. Khi tham gia các giải đấu lớn, Tô có thể thoải mái nghỉ việc để tập trung luyện tập. Và đương nhiên, phía công ty không trừ lương anh.

Khi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ tài tử Lưu Đức Hoa cùng với sự động viên của mẹ, Tô Hoa Vỹ toàn tâm toàn ý chinh phục những đỉnh cao mới. Vào năm 2008 tại Paralympic Bắc Kinh, cậu giành huy chương vàng cự ly 200m nam với 24,65 giây, phá kỷ lục thế giới. Năm đó, Tô nhận được hàng loạt danh hiệu như: Vận động viên xuất sắc nhất Hong Kong, Mười người trẻ tuổi xuất sắc Hong Kong...

Câu chuyện về nghị lực phi thường của mẹ con Tô Hoa Vỹ đã được dựng thành phim. Cuốn tự truyện "Huy chương vàng trên đường xích đạo" của Tô cũng tạo tiếng vang lớn. Trên đường phố Hong Kong có nhiều nơi treo dòng chữ quảng cáo cho bộ phim  "Zero to Hero": "Tôi là A Trinh. Năm 26 tuổi tôi sinh một đứa con khuyết tật. Tôi nghĩ nó sẽ đi chậm hơn người khác nhưng cuối cùng nó đã chạy nhanh hơn người khác. Đây là con trai tôi: Tô Hoa Vỹ".

"Cuộc thi marathon nào cũng có hàng trăm, hàng nghìn người tham gia, nhưng người về đích đầu tiên chỉ có một. Đó không phải điều quan trọng nhất, mà tất cả đều cán đích, đều là người chiến thắng vì vượt qua thử thách khó khăn, vượt qua chính mình", bà A Trinh nói.

Xem thêm: Chuyện về nghị lực phi thường của chàng văn sĩ nổi tiếng mang"gương mặt quỷ"

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cuộc sống của Tiến Anh nằm gọi trong đôi chân gầy gò nhưng vô cùng linh hoạt. Tiến Anh còn sử dụng đôi chân của mình để vẽ ra những bức tranh đẹp, nuôi ước mơ trở thành họa sĩ để kiếm tiền chăm sóc mẹ.

Nghị lực phi thường của cậu bé 'chim cánh cụt' vẽ ước mơ bằng đôi chân diệu kỳ
0 Bình luận

Làm thơ, bán thơ để làm từ thiện giống như một niềm đam mê không bao giờ có điểm kết thúc của chàng thi sĩ tật nguyền Vũ Nguyên. Và hiện tại, Nguyên vẫn đang mong muốn góp công sức trong "cuộc chiến" với COVID-19.

Chàng thi sĩ tật nguyền bán thơ làm từ thiện: Một nghị lực, một tấm lòng nhân ái
0 Bình luận

Để ngăn chặn ung thư, chàng trai 36 tuổi đã phải cắt bỏ dạ dày, ruột kết, trực tràng và túi mật... Nhưng không vì thế mà cuộc đời anh "đầu hàng số phận".

Câu chuyện buồn nhưng đầy nghị lực của chàng trai không dạ dày, ruột kết và túi mật
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 giờ trước
Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 9 giờ trước
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 24 giờ trước
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

PC Right 1 GIF
Đề xuất