Lời Phật dạy về vô thường phải dành cả đời để chiêm nghiệm và thấu tỏ

Dù cho có Phật ra đời hay không thì thế gian cũng là vô thường, vẫn luôn biến dịch không ngừng.

Đỗ Thu Nga
12:30 30/06/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có 4 điều lớn nhất chúng ta có thể chiêm nghiệm về những gì sẽ không tồn tại vĩnh cửu:

1. Hữu thường giả tất vô thường

(Tạm dịch: Điều gì cũng luôn thay đổi)

Bản chất của cuộc sống này là thay đổi, không có bất cứ điều gì mãi tiếp tục bảo trì trạng thái ban đầu được. Nó thời thời khắc khắc đều ở trong sự biến đổi, bản chất sẽ từ từ cải biến và cuối cùng là biến mất hẳn.

Trong Khế Kinh có câu chuyện: Một kẻ ác chết đi bị quỷ sứ dẫn đến trình vua Diêm Vương. Vua hỏi: "Ở trần gian, sao không làm việc thiện mà cứ làm việc ác rồi giờ bị đoạ xuống đây chịu hành hình?”. 

- Thưa Diêm chúa, ở trần gian nhà nước muốn làm việc gì còn phải thông báo trước, tại sao ở Âm phủ, Ngài bắt người chết đột ngột thế này, thử hỏi làm sao tôi làm việc thiện cho kịp được?

- Ngươi ở trần gian có thường thấy người già, người bệnh, người chết hay không?

- Dạ thưa có.

- Đó là những thông điệp mà ta đã báo trước cho người trần gian biết rồi đấy, ngươi có thấy trên đời này có ai không phải già - bệnh - chết không?

- Dạ thưa không. 

- Vậy tại sao ngươi không lo tu tập, lo làm việc thiện, để bây giờ bị giải xuống đây thắc mắc?

loi-phat-day-ve-vo-thuong-phai-danh-ca-doi-de-chiem-nghiem-va-thau-to-5

Một vong hồn trẻ tuổi nghe được câu chuyện bè hỏi: "Ngài thật là không công bằng, đối với ông già kia, Ngài đã gửi nhiều thông điệp còn tôi Ngài chưa hề gửi mà bắt tôi xuống đây, chết thật oan uổng quá.

Diêm chúa nghe vong hồn trẻ khiếu nại, liền cười:

- Tại nhà ngươi không chịu quan sát chứ ta làm việc rất công bằng, không bao giờ có chuyện thương người này, mà ghét bỏ người kia. Ta lúc nào cũng có gửi tin báo trước cho mọi người hay biết, ngươi không chịu để ý đó thôi.

- Ngài gửi thông báo lúc nào, sao tôi không thấy?

Diêm chúa mới cười nói:

- Nhà ngươi có thấy đứa bé ở nhà đối diện với ngươi hay không? Nó mới 5 tuổi mà bị chết vì tai nạn giao thông đó! Còn ngươi lớn tuổi hơn nó lẽ nào lại không chết?

2. Phú quý giả tất bất cửu

(Tạm dịch: Giàu sang cũng chẳng thể tồn tại mãi)

Điều này có nghĩa là bạn giàu có đến thế nào đi nữa thì cuối cùng cũng sẽ suy thoái. Tục ngữ có câu: “Giàu không quá ba đời”, trừ khi họ đời đời làm việc thiện, tích đức thì mới có thể bảo trì được vinh hoa phú quý cho đời con cháu. Nếu con cái không đủ phúc cũng chẳng thể hưởng được tiền bạc này.

loi-phat-day-ve-vo-thuong-phai-danh-ca-doi-de-chiem-nghiem-va-thau-to-g

Chỉ có quyên tặng, bố thí đi thì tiền bạc mới có sức sống và tiếp tục tồn tại. 

Gom góp được thật nhiều của cải không có nghĩa là làm cho tâm thức được an bình một cách tương xứng. Hãy nhìn vào những kẻ có đầy đủ tiện nghi vật chất, họ có thể tự cung phụng cho mình suốt đời, thế nhưng họ vẫn sống trong tình trạng âu lo, buồn khổ, bất toại nguyện và khép kín. 

Họ không hiểu rằng hiến dâng sẽ mang lại một niềm hân hoan to lớn nhất. Họ cũng không thể hiểu được là không cần phải có thật nhiều của cải mới đủ sức hiến dâng một nụ cười hầu giúp cho kẻ khác được sung sướng.

Các tiện nghi vật chất của họ thật dồi dào, thế nhưng chúng không hề mang lại cho họ được một mảy may hạnh phúc nào, bởi vì chỉ có một cách duy nhất trong số tất cả các phương tiện mà chúng ta có thể có được nhằm giúp cải thiện cuộc sống nội tâm của mình: đấy là sự tu sửa tâm linh. 

3. Hội hợp giả tất biệt ly

(Tạm dịch: Tụ hợp thì tất sẽ có biệt ly)

Những mối quan hệ yêu đương hay bạn bè, người thân như Lục thân (cha, mẹ, vợ, chồng, anh, em) có lúc ở bên nhau đấy nhưng không sớm thì muộn cũng phải rời xa nhau. 

Cuộc sống này không hàm chứa một thực thể nào cả. Chúng chỉ là hậu quả của vô số nguyên nhân và điều kiện đã tạo tác ra chúng. Chúng không sinh ra để mà tồn tại, chẳng qua cũng vì chúng luôn biến đổi trong từng giây phút một. Vì thế quý vị không nên nắm bắt bất cứ một thứ gì cả.

4. Cường kiện giả tất quy tử

(Tạm dịch: Khỏe mạnh đến mấy thì cũng không thoát được cái chết)

Theo Lời phật dạy, cơ thể của chúng ta cũng như những thứ khác cuối cùng rồi cũng sẽ tan biến, nhưng tiếc thay chúng ta lại thường hay quên đi điều ấy, chẳng qua là vì chúng ta bám víu vào thân xác mình một cách quá đáng. Đối với một số người mỗi khi nghĩ đến sự thật ấy thì họ cảm thấy khổ đau vô ngần. 

loi-phat-day-ve-vo-thuong-phai-danh-ca-doi-de-chiem-nghiem-va-thau-to-l

Cho nên, cho dù là ai đi nữa đều phải sử dụng chính xác từng giây phút khi còn sống thì sống cũng an bình mà chết cũng an bình giống như Khổng Tử đã nói: “Triêu văn đạo, tịch tử khả hĩ!” (Tạm dịch: Buổi sáng được nghe đạo, buổi chiều chết cũng được) 

Cuối cùng, Phật Thích Ca Mâu Ni nói 4 câu kệ (Kệ là chỉ bài thơ của Phật): “Thường giả giai tẫn, cao giả diệc đọa, hợp hội hữu ly, sinh giả tất tử". (Tạm dịch: Điều gì cũng có tận cùng, cao rồi cũng rơi xuống thấp, hợp rồi sẽ có ly, sống ắt sẽ có chết). 

Xem thêm: "Không biết không có tội" - Đức Phật đã giải đáp thế nào?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận