"Không biết không có tội" - Đức Phật đã giải đáp thế nào?

Người ta hay nói “không biết không có tội”, thoạt nghe có vẻ là đúng, nhưng suy nghĩ thêm thì thấy: Tại sao người ta biết mà bạn lại không biết?

Đỗ Thu Nga
12:40 30/06/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đương thời, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài thuyết pháp bằng giọng nói từ tốn, thân thiện, dễ gần. Tuy thường xuyên nói với đệ tử những vấn đề quen thuộc, nhưng nghe mãi vẫn không chán. Để giúp chúng sinh dễ hiểu và dễ lý giải, Đức Phật dùng lời lẽ bình dị cùng cách nêu ví dụ dễ hiểu giúp các đệ tử cảm nhận mọi thứ gần gũi với cuộc sống của mình.

Một hôm, sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp xong, một đệ tử xin thỉnh giáo hỏi Phật vấn đề mọi người hay nói là “không biết không có tội” có đúng không?

Để trả lời câu hỏi này, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ra ví dụ: “Bây giờ có một cái gắp than, nó bị lửa làm cho nóng bỏng nhưng ta không biết được điều đó bằng mắt thường. Nếu con muốn cầm vào cái gắp than đó, vậy giữa việc biết cái gắp than đang nóng bỏng và không biết, điều gì gây tổn hại nghiêm trọng hơn?”

Đệ tử thoáng suy nghĩ rồi trả lời: “Không biết nó đang nóng bỏng là rất tai hại. Vì không biết sẽ không có chuẩn bị, không đề phòng nên sẽ bị bỏng”.

khong-biet-khong-co-toi-duc-phat-da-giai-dap-the-nao

Phật Thích Ca Mâu Ni hòa ái đáp: “Đúng thế! Nếu biết cái kẹp than bị nóng bỏng thì tâm sẽ kinh đảm, sợ hãi mà đề phòng, không dám sơ suất hay vô ý dụng tay trần vào đó. Ngẫm rồi sẽ thấy, câu nói “không biết không có tội” là không đúng, mà không biết là rất có tội, sẽ là tai hại lớn nhất. Mọi người vì vô minh, tự lừa mị nên mãi trầm luân chìm sâu trong bể khổ”.

Người vô minh, thiếu hiểu biết thì hay hồ đồ, họ mới chính là người chịu tổn hại lớn nhất, vì họ không hiểu, không thể phân tích bối cảnh sự việc và hậu quả sẽ gây ra. Chỉ có hữu tri, hữu minh, có hiểu biết mới giúp người ta sáng suốt, thấy được sự thật và chân lý.

Vì thế, đối với những vấn đề, sự tình nào bản thân không hiểu, không thấu thì đừng vội vàng, hồ đồ đưa ra kết luận, càng không nên a dua, hùa theo số đông, đặc biệt với đoàn thể những người tu tâm hướng thiện, càng cần thận trọng trong từng lời nói.

Khi người ta bị những lời nói dối lừa mị, tâm tính u tối, chính tà bất phân, thiện ác không rõ, vậy thì họ chỉ có thể làm những điều mang tính chất “nối giáo cho giặc”, hậu quả tự mình chuốc lấy.

Xem thêm: 4 thứ "hút sạch" phúc khí của gia đình, nghe Phật dạy mới ngộ ra

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận