Những ánh mắt trong veo của trẻ em Việt Nam thời chiến dưới vành mũ rơm chống bom bi

Hành trang đến lớp của học sinh Việt Nam thời chiến bên cạnh sách bút còn có mũ rơm chống bom đạn. Những sợi rơm bện chặt lại có thể hạn chế được sự sát thương của bom đạn, nhất là bom bi.

Đỗ Thu Nga
09:00 02/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào mùa khai giảng năm 2013, Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt độc giả ấn phẩm công phu, đó là cuốn sách ảnh "Trẻ em thời chiến". Cuốn sách là bước tiếp nối thành công của triển lãm ảnh "Trẻ em thời chiến". Có hơn 100 bức ảnh về học sinh thời chiến được chia sẻ đến dộc giả nhằm khẳng định sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam giữa thời buổi khói lửa đạn bom.

Loat-anh-tre-em-Viet-Nam-thoi-chien-duoi-vanh-mu-rom-den-truong-8

Mũ rơm đi học là phong trào của học sinh miền Bắc. Nó ra đời trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. 

Loat-anh-tre-em-Viet-Nam-thoi-chien-duoi-vanh-mu-rom-den-truong-7

Thời bấy giờ, học sinh, trẻ em đến trường, người lớn ra ngoài lao động đều đội mũ rơm tránh bom, đặc biệt là bom bi cực kỳ nguy hiểm. Thời kỳ chiến tranh chống phá hoại, Hải Phòng là 1 trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề. Ở các lớp học tại An Hải đều có một lớp trần lợp rơm dày để tránh bom. Bên cạnh chân mỗi bàn học đều có những chiếc mũ rơm với vành rộng, dày của các học sinh.

Loat-anh-tre-em-Viet-Nam-thoi-chien-duoi-vanh-mu-rom-den-truong-6

Học sinh trường cấp 2 Hữu Loan (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) tự đan mũ rơm. Những sợi rơm bên càng chặt thì càng hạn chế tối đa được sự sát thương của bom đạn, nhất là bom bi. 

Loat-anh-tre-em-Viet-Nam-thoi-chien-duoi-vanh-mu-rom-den-truong-5

Các bạn học sinh cấp 1 Minh Phương (ở Việt Trì) đội mũ rơm cho nhau. Chiếc mũ đi vào bài thơ Chào xuân 67 của nhà Tố Hữu: Chào các em, những đồng chí của tương lai/ Mang mũ rơm đi học đường dài/ Chuyện thần kỳ dân tộc ta là vậy...

Loat-anh-tre-em-Viet-Nam-thoi-chien-duoi-vanh-mu-rom-den-truong-4

Hành trang đến trường của học sinh thời chiến ngoài sách bút còn có mũ rơm, cáng thương, xẻng, cuốc để đào hầm tránh bom đạn...

Loat-anh-tre-em-Viet-Nam-thoi-chien-duoi-vanh-mu-rom-den-truong-2

Ở lớp học, ngoài học văn hóa, các em học sinh còn được học cách sơ cứu khi bị trúng đạn bi...

Sau giờ học, các em học sinh cùng nhau đào hầm trú ẩn. Để khi có chuông báo động có thể nhanh chóng trốn vào hầm trú. 

Loat-anh-tre-em-Viet-Nam-thoi-chien-duoi-vanh-mu-rom-den-truong-1
Loat-anh-tre-em-Viet-Nam-thoi-chien-duoi-vanh-mu-rom-den-truong-00

Nhà thơ Trần Đăng Khoa - một trong những nhân vật có mặt trong cuốn sách ảnh "Trẻ em thời chiến" đã bồi hồi xúc động khi xem lại những hình ảnh của mình và bạn bè cùng thế hệ. Mũ rơm trở thành chiếc áo giáp bảo vệ cho những bộ óc và trí tuệ bé nhỏ của dân tộc. bên cạnh đó, nó còn là hình ảnh nhận diện trẻ em Việt Nam, đầy lạc quan, yêu đời, chấp nhận và thích nghi với hoàn cảnh.

Loat-anh-tre-em-Viet-Nam-thoi-chien-duoi-vanh-mu-rom-den-truong-3

Bài học đầu tiên của Trần Đăng Khoa khi đến trường là "Tổ quốc em đẹp lắm, cong cong lưỡi liềm". Nhưng trước khi giảng bài, thầy giáo nói các trò hãy gập sách lại đã. Hôm nay, thầy dạy các em một bài chưa có trong sách giáo khoa. Thầy giơ lên một chiếc đũa hỏi “Đây là cái gì hả các trò?”. Cả lớp đồng thanh: “Thưa thầy, đây là chiếc đũa”. Thầy giáo giơ chiếc đũa thẳng ra đằng trước, tiếp lời: “Thế đây là hình gì các em?”, “Thưa thầy, tròn xoe như hòn bi”. “Nếu các trò thấy quả bom rơi trên trời giống hình chiếc đũa, tức là bom còn ở xa, các em hãy đội mũ rơm, xuống hầm tránh bom, còn nếu quả bom có hình viên bi, tức là đang rơi ngay trên đầu. Các em cần chạy tản ra thật nhanh để tìm chỗ ẩn nấp”.

Loat-anh-tre-em-Viet-Nam-thoi-chien-duoi-vanh-mu-rom-den-truong-9

Sau bài tập tránh bom là bài giảng về cách sơ cứu và băng bó. Trò nhỏ miền quê hưởng ứng ngay vì thấy nó thú vị như đánh trận giả. Nhưng khi trò sơ cứu, băng bó thành thạo, thì thầy giáo đứng bên vách hầm lặng lẽ khóc. Chỉ ít ngày sau, thầy cũng tạm biệt trò nhỏ để ra chiến trường… 

Loat-anh-tre-em-Viet-Nam-thoi-chien-duoi-vanh-mu-rom-den-truong-88

Sau này, mũ rơm còn là quà của GS Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo tặng cho thầy trò trường THCS Nam Từ Liêm trong lễ khai giảng năm học mới.

Xem thêm: Loạt ảnh cổ xưa về TP Vinh cách đây 100 năm: Phố xá đông đúc, nhiều công trình cao tầng hiện đại

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận