Làm sao để đưa trích dẫn thơ vào NLXH vừa hay vừa hợp lý?
Một bài văn NLXH được đánh giá cao bên cạnh các yếu tố về luận điểm, luận cứ, dẫn chứng... thì đôi khi cũng cần tạo điểm nhấn bằng cách đưa trích dẫn thơ vào. Nhưng sử dụng trích dẫn sao cho hợp lý và hay thì đó là vấn đề chúng ta sẽ bàn ở bài viết dưới này.

Dưới đây là một cách trích dẫn thơ vào bài nghị luận xã hội hay để ghi điểm với người chấm mà các bạn 2K5 nhất định phải nhớ nhé:
PHẦN MỞ BÀI
Ngay từ phần mở bài chúng ta có thể trích dẫn thơ như một cách dẫn dắt vào vấn đề nghị luận một cách ấn tượng và đặc biệt.
Ví dụ:
Nhà thơ Tố Hữu tâm niệm:
"Nếu là con chim, chiếc, thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"
Quả thực trong cuộc sống quy luật cho - nhận vốn là một điều tất yếu khách quan, khi được nhận lại ta cũng cần biết cho đi và điều đó thực sự đem đến những ý nghĩa, giá trị tích cực cho con người.

PHẦN BÌNH LUẬN
Đưa trích dẫn thơ vào bình luận như một cách để nâng cấp diễn đạt, giúp cho các luận điểm được sáng rõ, nhấn mạnh và ấn tượng hơn.
Ví dụ:
Trên hành trình cuộc đời con người không tránh khỏi những nỗi đau, thất bại, sẽ có lúc ta yếu lòng, thất vọng nhưng thật ra nỗi đau sinh ra đâu chỉ khiến chúng ta tổn thương mà nó còn là cơ hội, động lực để mỗi người mạnh mẽ hơn, học cách trưởng thành và bản lĩnh hơn bởi:
"Nước mắt của ong là mật
Nước mắt của hoa là sương
Nước mắt của chim là những
tiếng ca thoáng tưởng du dương..."
(Nguyễn Thế Hoàng Linh)
PHẦN BÀI HỌC, KẾT BÀI
Ví dụ:
Như vậy, lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp mà mỗi người cần xây dựng, hình thành và biến nó trở thành động lực thôi thúc ta hành động, không ngừng tôi luyện, nỗ lực để đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, hãy nhớ rằng:
"Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất nước muôn đời..."
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm).
Xem thêm: Những "hiện tượng xã hội" nâng cấp bài làm nghị luận xã hội
Đọc thêm
Tiết kiệm năng lượng (tiết kiệm điện) là câu chuyện không của riêng ai. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ chúng ta phải ý thức được điều này.
Bạn muốn làm một người tầm thường hay phi thường, tất cả nằm trong bàn tay bạn.
Đây là một vấn đề nghị luận xã hội rất hay và ý nghĩa mà các bạn học sinh nên tham khảo.