Khát vọng canh tân không thành của Nguyễn Trường Tộ - thiên tài hiếm có, nhà yêu nước lỗi lạc của xứ An Nam

Sinh thời, Nguyễn Trường Tộ dồn toàn tâm toàn sức vào việc canh tân đất nước. Nhưng tiếc thay, tâm huyết của ông không gặp thời, không được triều đình Huế ghi nhận...

Đỗ Thu Nga
09:00 10/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Trường Tộ - thiên tài hiếm có

Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) còn gọi là Thầy Lân, một danh sĩ, kiến trúc sư và nhà cải cách xã hội VIệt Nam thế kỷ 19. Ông sinh ra trong gia đình theo Công giáo Rôma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu ở xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Cha ông là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y nhưng mất sớm. 

Từ bé, Nguyễn Trường tộ đã bộc lộ rõ sự thông minh, hiếu học của mình. Ông học chữ Hán với cha và các thầy trong vùng như Tú Giai ở Bùi Ngọa, Cống Hữu ở Kim Khê và quan huyện Địa Linh về hưu ở Tân Lộc (huyện Lộc Hà, tỉnh Nghệ An). Ông thông minh, học giỏi nên được truyền tụng là "Trạng Tộ". Ông lại có may mắn được tiếp nhận cả hai nguồn văn hóa Đông và Tây, cổ và kim.

Năm Tự Đức thứ 11 (1858), giáo khu Tân Ấp cho mời ông tới dạy chữ Hán cho học sinh. Tại đây, Giám mục người Pháp tên là Gauthier đã dạy ông học tiếng Pháp và một số khái niệm cơ bản về bộ môn khoa học thường thức của phương Tây.

Khat-vong-canh-tan-dat-nuoc-khong-thanh-cua-Nguyen-Truong-To-9
Tượng nhà yêu nước Nguyễn Trường Tộ

Hai năm sau, ông đến châu Âu cùng giám mục Gauthier - người phải trở về Pháp do bị các tín đồ đạo Cơ đốc tìm cách truy hại. Chuyến đi châu Âu này đã góp phần mạnh mẽ vào việc hình thành tri thức cũng như nhân cách của nhà nho theo chủ nghĩa truyền thống này.

Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến hành trình là nước Ý. Nguyễn Trường Tộ được Giáo hoàng Pie IX tiếp đón và tặng khoảng trăm cuốn sách. Sau đó, ông tới lưu trú ở Paris trong 3 năm.

Ở đây, ông được tiếp xúc trực tiếp với văn hóa và văn minh phương Tây. Ông thường xuyên tới thư viện, nghiên cứu các môn khoa học phương Tây. Ông cũng thường xuyên tới thư viện, nghiên cứu các môn khoa học chính trị, nghệ thuật quân sự, kiến trúc, triết học; tham quan nhà máy, công xưởng; quan sát con người và sự vật, nhất là những thứ có thể đem lại sự cách tân cho xứ An Nam của ông.

Vì thế ngay khi bước vào tuổi 30, ông đã có một vốn kiến thức rộng và sâu cả về phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật. Trong ông đã hình thành những tư tưởng cách tân muốn được đem giúp nước, giúp đồng bào.

Bi kịch canh tân đất nước không thành

Năm 1863, khi trở về nước, Nguyễn Trường Tộ chứng kiến cảnh quê hương phải gánh chịu hậu quả của một chính sách cực đoan, gắng gồng mình thoát khỏi cơn bĩ cực. Ông đã hạ quyết tâm hiến dâng trọn vẹn con tim và khối óc của mình cho Tổ quốc.

Cũng vào thời gian này, Nguyễn Trường Tộ có nhận làm phiên dịch trong các cuộc thương thuyết giữa Pháp và triều đình Huế với mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hai nước. Thế nhưng kết quả cuối cùng không như mong đợi. Vài tháng sau ông từ chức. 

Khat-vong-canh-tan-dat-nuoc-khong-thanh-cua-Nguyen-Truong-To-0

Sau khi thôi làm phiên dịch, ông dồn tâm trí vào việc thảo kế hoạch cải cách. Nguyễn Trường Tộ đã gửi vua Tự Đức và triều đình Huế khoảng 60 bản điều trần, kiến nghị. Nội dung đề cập đến mọi lĩnh vực. 

Trong đó, lĩnh vực giáo dục được đánh giá mang tính tiên phong, toàn diện, vừa có tính hệ thống, vừa mang tính cụ thể và thiết thực với 3 chủ trương nổi bật: chủ trương phê phán hư học; chủ trương thực học; chủ trương học tập nền giáo dục phương Tây.

Hầu hết các đề xuất cải cách, canh tân đất nước và các kế hoạch cụ thể, khẩn cấp của Nguyễn Trường Tộ đệ trình đều được triều đình bàn đi tính lại. Song hầu hết các đề xuất này đều không được sử dụng.

Nguyên nhân chính là bối cảnh chính trị - xã hội đương thời thiếu những điều kiện quan trọng để thực hiện các biện pháp, kế hoạch canh tân của ông. Ngoài ra, triều đình nhà Nguyên mang nặng tư tưởng thủ cực, lạc hậu. 

Dẫu không được triều đình trọng dụng, nhưng lòng Nguyễn Trường Tộ vẫn mong được phò vua, cứu dân. Tấm lòng ấy thể hiện rõ qua những bài thơ mà ông để lại: "Mặt trời cho dẫu không soi đến/Hướng dương xin vẫn nếp hoa quỳ" hay: "Ngụy Tào sống gửi Từ Nguyên Trực/Tần Lã không thờ Lỗ Trọng Tiên".

Khat-vong-canh-tan-dat-nuoc-khong-thanh-cua-Nguyen-Truong-To-6
Kinh thành Huế

Năm 1871, Nguyễn Trường Tộ mất ở tuổi 43, trên quê hương mình tại Giáo xứ Xã Đoài). Ông ra đi ở độ tuổi đang chín, trong ông vẫn tràn đầy nhiệt huyết.

Sau khi qua đời, di hài của ông được an táng tại thôn Bùi Chu (nay ở xóm 1, làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Ban đầu, phần mộ của ông chỉ là một nấm mộ đất thấp, tại một bãi đá mài bên sông của làng Bùi Chu. Sau được cải táng về phía tây, trên một gò đất cao giữa khu đất bằng phẳng, gần đường chính, cách vị trí mộ cũ khoảng 300m. 

Đến năm  1943, giáo sư Từ Ngọc Nguyễn Lân đã đứng ra tổ chức, kêu gọi các cá nhân, tổ chức đóng góp công của để xây dựng lăng mộ cho Nguyễn Trường Tộ. Bản thân giáo sư Nguyễn Lân đã gửi số tiền 133 đồng cho linh mục địa phận Xã Đoài là Laygue để xây lại mộ Nguyễn Trường Tộ.

Trong đó bao gồm 110 triệu đồng là tiền bán 900 quyển "Nguyễn Trường Tộ" của ông, còn 23 đồng là tiền của những người bạn của giáo sư đóng góp vào. Nhờ đó ngôi mộ của Nguyễn Trường Tộ được xây lại bằng đá cẩm thạch Thanh Hóa cùng với những họa tiết tương đối hoàn chỉnh. 

Vào ngày 21/1/1992, Bộ Văn hóa đã xếp hạng di tích cấp quốc gia. Năm 1996 huyện Hưng Nguyên đã đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp khu di tích với diện tích 1.062 m², gồm 2 phần: phần mộ và phần vườn mộ, xung quanh được xây hàng rào bảo vệ, bên trong trồng hoa và cây cảnh, trở thành một khu lăng mộ hoàn chỉnh.

Xem thêm: Hồ Quý Ly, kẻ "đại nghịch bất đạo" hay bậc anh tài bị buộc dùng biện pháp mạnh để cải cách?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận