Nguồn gốc bí ẩn của người Ainu - bộ tộc khai sinh ra văn hóa Samurai

Ainu có lẽ là bộ tộc cổ xưa nhất tại khu vực châu Âu và châu Á. Đời sống sinh hoạt và tập của họ có nhiều điều thú vị thu hút các học giả đến nghiên cứu.

Đỗ Thu Nga
13:00 13/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ainu - bộ lạc bí ẩn nhất thế giới

Khi nói đến các bộ lạc bí ẩn người ta hay nhớ về vùng rừng rậm Amazon với hơn 400 bộ lạc đang sinh sống. Thế nhưng, có thể nhiều người chưa biết, bộ lạc bí ẩn nhất lại thuộc về những người Ainu (Aynu) đến từ Nhật Bản. 

Bộ tộc Ainu sinh sống ở khu vực Hokkaido, phía Bắc Nhật Bản với dân số khoảng 30.000 người. Bộ lạc Ainu được xem là nhóm người dân tộc thiểu số của Nhật Bản, họ có bản sắc văn hóa rất độc đáo.

Không giống như người Nhật, tộc Ainu có màu da sáng, đôi mắt tròn, sâu, tóc hơi xoăn lượn sóng. Đàn ông có râu dày, cơ thể nhiều lông, dáng người cao. Họ sở hữu những đặc điểm cơ thể gần giống với cư dân ở khu vực Kavkaz hiện đại.

Rất nhiều học giả cho biết, nguồn gốc của người Ainu đến nay vẫn là một bí ẩn. Nhiều học giả tin rằng, người Ainu chính là hậu duệ của người Jomon hoặc có liên hệ với tốc người cổ này. Một số nghiên cứu chi ra, người Jomon và người Ainu có cấu trúc hộp sọ và khuôn mặt tương tự nhau. 

kham-pha-bo-toc-bi-an-nhat-the-gioi-8

Thậm chí các mẫu DNA được lấy từ các mẫu xương cổ xưa cũng chỉ ra rằng, người Jomon có nhiều điểm tương đồng về mặt di truyền với  người Ainu, tuy nhiên lại rất khác với người Nhật hiện đại. Người Nhật hiện đại là sự hòa trộn của các cộng đồng di cư từ lục địa giai đoạn muộn hơn người Jomon.

Lịch sử ghi nhận, người Ainu xuất hiện ở Nhật Bản từ thế kỷ 13 trước công nguyên. Giai đoạn này, châu Mỹ và châu Á thậm chí còn là một dải đất nối 2 lục địa. Tộc Ainu trước kia có phần giống người châu Âu và có đôi nét giống người Mông Cổ. Nhưng ở thời điểm hiện tại, rất khó phân biệt người Ainu với cư dân Nhật.

Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác về nguồn gốc của người Ainu. Có nhiều giả thuyết liên quan nhưng đều có những điểm thiếu sót và bị loại bỏ.

Đặc trưng của phụ nữ Ainu là có hình xăm trên môi trông như nụ cười của những chú hề. Hình xăm này có nhiều ý nghĩa khác nhau.

Có tài liệu cho rằng, hình xăm giúp phụ nữ trở nên thu hút hơn và là biểu tượng của đức hạnh. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng, hình xăm có ý nghĩa "nụ cười trên môi" với hàm ý ở những nơi lạnh lẽo như Hokkaido, việc nở một nụ cười là rất khó khăn nên hình xăm sẽ giúp người phụ nữ trông như luôn nở nụ cười.

kham-pha-bo-toc-bi-an-nhat-the-gioi-8
Hình xăm trên môi của phụ nữ Ainu

Người Ainu tạo ra những hình xăm này bằng dao. Họ dùng dao hành lễ, sau đó dùng than đốt từ cây bạch dương đế nhuộm màu cho vết xăm và cuối cùng rửa sạch bằng nước tro. Việc này được thực hiện ở những bé gái mới chỉ khoảng 6 - 7 tuổi. Các vết thương sẽ được rạch to hơn vào mỗi năm cho đến khi nó lấy chồng. Chú rể là người thực hiện những đường rạch cuối cùng. Được biết, tập tục này của người Ainu đã bị chính phủ Nhật Bản cấm từ thế kỷ 19 nhưng nó vẫn tồn tại đến thế kỷ 20.

Ngoài hình xăm trên môi, phụ nữ Ainu còn có một số hình xăm khác với các hình thù đặc biệt để bảo vệ họ khỏi bệnh tật và ma quỷ. 

Về trang phục, người Ainu thường mặc loại áo khoác choàng gọi là  Attsushi (hay Attush) được dệt từ sợi cây và trang trí các họa tiết hình học. Các họa tiết này có tác dụng để phân biệt giới tính, tình trạng hôn nhân, bộ tộc và xua đuổi tà ma. Người Ainu mặc quần bó bên trong áo choàng này. Các công đoạn làm áo choàng đều là thủ công. Một chiếc áo choàng tốt có thể mất đến 1 năm để thực hiện.

Ngoài áo choàng, người Ainu còn đội vương miện có tên là Sapanse trong những dịp trọng đại. Phụ nữ Ainu sẽ đeo một chiếc băng đô đỏ thêu họa tiết Matanpushi và thỉnh thoảng, họ cũng sẽ diện thêm cả hoa tai và vòng cổ.

Đời sống sinh hoạt và tín ngưỡng "vạn vật hữu linh" của người Ainu

Thời điểm mới xuất hiện tại Nhật Bản, người Ainu sinh sống theo mô hình săn bắt, hái lượm. Họ đánh bắt cá hồi, săn gấu, thu hoạch gỗ và các loại hoa quả để cung cấp cho đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Người đàn ông trong gia đình sẽ đánh bắt cá, săn gấu và hươu bằng cung hoặc giáo. Trong khi đó phụ nữ thu nhặt các loại trái cây, rau củ. 

Khác với người Nhật bản địa, người Ainu không ăn đồ sống. Họ nấu chín mọi đồ ăn trước khi ăn uống. Theo thời gian, một số bộ phận người Ainu đã chuyển sang hình thức sinh sống bằng nông nghiệp. Đây cũng là một phương tiện giúp họ thu hoạch được hoa màu và khai phá đất hoang.

kham-pha-bo-toc-bi-an-nhat-the-gioi-8
Người Ainu tin vào thuyết "vạn vật hữu linh" và gấu được xem là linh vật của họ

Người Ainu có nghề thủ công là làm mộc, dệt may. Đàn ông sẽ làm mộc còn phụ nữ dệt, may thủ công. Ngày nay nếu đến các làng của người Ainu sẽ thấy rất nhiều đồ thủ công độc đáo.

Trong văn hóa tâm linh, người Ainu tin vào thuyết vạn vật hữu linh. Có nghĩa là mọi vật trên thế giới này đều có linh hồn. Chính vì thế người Ainu tôn trọng mọi vật, từ động vật đến thực vật thậm chí là cả sông, núi, đá. 

Với người Ainu, gấu được xem là linh vật của dân tộc. Họ tin rằng, gấu là hiện thân của Thần Núi. Gấu được nuôi trong gia đình, được ăn và sống như một con người. Gấu còn nhỏ thì được cho uống sữa, đến khi  được 2 hoặc 3 tuổi, gấu sẽ được hiến tế trong nghi lễ "Iyomante". Nghi lễ này diễn ra vào mùa xuân.

kham-pha-bo-toc-bi-an-nhat-the-gioi-8
Nhà của người Ainu

Người Ainu khai sinh ra văn hóa Samurai

Người Nhật ngày nay phải cảm ơn người Ainu vì đã giúp cho văn hóa Samurai xuất hiện. Khi người Nhật đến và thành lập quốc gia, người Ainu vẫn sống theo bộ lạc, thỉnh thoảng có qua hỏi thăm hàng xóm bằng các phương pháp nhuốm máu. Vài thế kỷ trước, người Nhật thành lập quân đội bảo vệ biên giới phương Bắc, chính là tiền đề của văn hóa samurai.

Lãnh thổ của người Ainu chiếm phần lớn diện tích của Hokkaido. Nhưng đến cuối thế kỷ 19, người Nhật bắt đầu mở rộng lãnh thổ từ đây nảy sinh nhiều vấn đề. Một mặt người Ainu vẫn có đất riêng, không cần trả tiền thuế, xây dựng được cả trường học lẫn bệnh viện. Song nhiều nghi lễ bị cấm. Hệ quả, các văn hóa đặc trưng của họ bị mất dần. Bộ tộc đã tồn tại hàng ngàn năm đứng trước nguy cơ bị hòa tan, biến mất toàn diện. 

Mọi chuyện chỉ thay đổi vào thế kỷ 21, thời kỳ chứng kiến người Ainu quay trở lại. Năm 2008, chính phủ Nhật Bản xác nhận Ainu là một bộ tộc của quốc gia. Đồng thời khuyến khích mọi người chấm dứt nạn phân biệt họ. Đến năm 2019, bộ luật liên quan đến người Ainu chính thức được thông qua.

Ngày nay, người Ainu chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Nhật Bản. Những người còn giữ văn hóa đặc trưng cổ xưa của người Ainu là rất ít. 

Bộ tộc Kogi và quan niệm sống đáng suy ngẫm: Thuận tự nhiên thì không thể có bệnh, bệnh tật là hậu quả của việc làm trái tự nhiên

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận