"Chịu khổ chính là đang thoát khổ"
Nếu bạn ghi nhớ được lời dạy này của Đức Phật thì sau này sẽ mang lại lợi lạc cho bản thân mình.
Trong cuộc sống này, có nhiều người sợ đau khổ, không thích đau khổ. Nhưng họ không biết rằng, đau khổ thực chất là nhân quả xấu xa của chính họ. Thậm chí họ còn không biết một sự thật rằng, chỉ có chịu đựng đau khổ thì người ta mới có thể trở thành người siêu Việt.
Chịu đựng đau khổ không phải là điều xấu, theo quan điểm của Phật giáo, chịu đựng đau khổ là tiêu trừ nghiệp tội của bản thân mình. Càng chịu nhiều đau khổ thì nghiệp tội càng được tiêu trừ.
Càng sợ đau khổ thì chịu khổ càng nhiều. Những người có tâm hồn thực sự phong phú, kỳ thực họ không hề sợ đau khổ.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước khi giác ngộ và đã tu hành khổ hạnh trong 6 năm, thời gian 6 năm này không chỉ có mỗi đau khổ vất vả, nhờ 6 năm này, Đức Phật đã có thể đạt được cảnh giới của sự giác ngộ dưới cây bồ đề.
Sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài đã nói cho chúng ta một chân lý rất thiết thực trong cuộc sống, đó là nguyên tắc của con đường trung đạo.
Trung đạo không chỉ là quan điểm sống của Phật giáo, biểu thị tinh thần trung dung cởi mở không cố chấp, mà nó còn là một hệ thống triết học thâm sâu của Phật giáo Đại thừa, cụ thể là trường phái Trung quán.
Chân lý được Đức Phật dạy là chúng ta không nên theo đuổi nỗi đau quá mức, cũng không nên theo đuổi hạnh phúc quá mức. Chỉ có cuộc sống không gặm nhấm quá sâu đau khổ và hạnh phúc mới là cuộc sống trong sáng và thoải mái nhất.
Vì tội nghiệp của chúng ta trong quá khứ quá sâu, nên chủ yếu chịu nhiều gian khổ, ít hưởng phúc. Nếu phước của bạn lớn, bạn có thể hưởng thêm một chút phúc lành và bớt khổ nhưng những người như vậy thường cực kỳ hiếm, cuộc đời có mấy ai hoàn hảo chưa từng làm chuyện có lỗi?
Những người bình thường chúng ta vẫn nên chọn cách chịu đựng nhiều gian khổ hơn và nếm ít sự nhàn hạ thời trẻ để sau này chúng ta có thể hưởng nhiều phúc hơn, lời phật dạy về cách sống soi rọi giúp ta có quyết định khôn ngoan.
"Hưởng phúc chính là tiêu phúc"
Đức Phật cho rằng, hưởng quá nhiều phúc trong thời gian ngắn cũng không phải là chuyện tốt. Bởi vì một khi đã hưởng quá nhiều phước lành thì càng về sau sẽ càng ít, nếu không tiếp tục tích phước thì tai họa sẽ ập đến.
Khổ là quá trình ai ai cũng sẽ trải qua, đừng nghĩ chịu khổ là nhục nhã. Đời người chính là hưởng thụ nỗi đau và ma nạn. Quá trình này xứng đáng để bạn trải nghiệm và dành riêng cho mình.
Bản thân kiếp nhân sinh cũng là một hành trình song hành với thống khổ chứ không hề nhẹ nhàng, êm ái như nhiều người mơ tưởng. Ngay từ khi sinh ra chúng ta đã bắt đầu hành trình tu tâm của kiếp người.
Dẫu sinh ra trong hoàn cảnh như thế nào, bạn vẫn sẽ phải đối diện với rất nhiều vấn đề hóc búa. Khi đối diện với những vấn đề nan giải, bất cứ ai cũng phải đổ mồ hôi sôi nước mắt thì mới bước qua được.
Nhiều gia đình, tuy làm ăn phát đạt nhưng phúc khí không thể không hao kiệt, sức lực không thể không hao kiệt. Đừng vội tự mãn rằng gia đình mình có nhiều phước đức, mặc sức mà ăn không sợ tai họa. Thực ra phúc đức có hạn và dân tiêu tan thời gian.
Ta từng gặp nhiều bạn trẻ đốt tiền của mình để đi du lịch, sắm đồ công nghệ mới, trải nghiệm các dịch vụ thời thượng. Họ tâm niệm, không biết ngày mai ra sao, vì thế hôm nay phải sống trọn vẹn, tranh thủ tận hưởng cuộc sống.
Phật dạy, phúc không phải chỉ để hưởng. Phúc của mọi người là cố định. Mỗi lần tiêu, bạn sẽ mất một điểm và nếu tích lũy được một điểm, bạn sẽ được thêm 1 điểm. Vì vậy, chúng ta phải biết trân quý phước lành, chăm chỉ làm việc thiện để gieo hạnh giống lành. Có như vậy, phúc đức mới sinh ra nhiều hơn...
Xem thêm: Phật dạy: Biết đủ thường vui, người không biết đủ, dù thiên đường cũng thấy khổ