Huyền thoại ly kỳ về tháp Bà Po Nagar nổi tiếng ở Nha Trang

Tháp Bà Po Nagar là 1 trong những điểm du lịch nổi tiếng tại TP Nha Trang (Khánh Hòa). Đằng sau tòa tháp cổ này là một huyền thoại ky kỳ về Bà Po Nagar.

Đỗ Thu Nga
11:06 06/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar). Đây là ngôi đền Chăm Pa nổi tiếng ở TP Nha Trang, Khánh Hòa. Ngôi đền này nằm trên đỉnh ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang), cách TP khoảng 2km về phía Bắc, nay là phường Vĩnh Phước.

Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm Pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva.

Huyen-thoai-ly-ky-ve-thap-Ba-Po-Nagar-noi-tieng-o-Nha-Trang-9

Đằng sau ngôi tháp cổ kính này là giai thoại huyền bí đến nay vẫn được các bậc bô lão kể lại cho con cháu. Giai thoại đó như sau:

Thuở xa xưa trên núi Đại An có một cặp vợ chồng tiều phu đã nhiều tuổi nhưng không có vợ con, Vợ chồng ông sống dựa vào việc trồng dưa. Đến mùa, dưa chín, ông thấy vườn dưa bị trộm một số quả. 

Sau nhiều lần mất trộm, ông lên kế hoạch thức đêm rình xem kẻ đó là ai. Sau vài lần, ông bắt được kẻ trộm. Nhưng rất bất ngờ khi tên trộm lại là một cô gái xinh đẹp, không cha không mẹ. Thương số phận mồ côi của cô gái trẻ, vợ chồng lão nông đã nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, cả hai không hề hay biết đó là cô tiên nữ giáng trần.

Huyen-thoai-ly-ky-ve-thap-Ba-Po-Nagar-noi-tieng-o-Nha-Trang-8

Một thời gian sau, cô gái trẻ nhớ cõi tiên nên gom hoa lá và tảng đá quanh nhà để làm một hòn non bộ. Khi về, người cha nuôi không hài lòng nên đã mắng con gái. Hờn dỗi cha, cô gái trẻ bỏ đi rồi bắt gặp một khúc kì nam trôi giữa dòng sông, bèn hóa thân vào đó rồi trôi ra biển.

Sóng gió đã đưa khúc kì nam này đến tận Trung Hoa. Khi dạt vào một làng chài nơi đây, người dân kéo ra xem rất đông bởi nó có mùi hương thơm ngào ngạt. Nhiều người muốn mang về nhà nhưng không thể nào vác nổi. 

Vị hoàng tử của nước này nghe thấy chuyện lạ liền đến và nhấc khúc gỗ kì nam mang về. Một hôm, hoàng tử phát hiện có bóng người lạ trong cung. Chàng lấy làm lạ nên đã theo dõi và phát hiện ra cô gái ẩn mình trong khúc gỗ đó. Khi bị hoàng tử "bắt quả tang", cô gái xưng là Thiên Y A Na, rồi kể cho hoàng tử nghe về câu chuyện của mình.

Huyen-thoai-ly-ky-ve-thap-Ba-Po-Nagar-noi-tieng-o-Nha-Trang-7

Hoàng tử đem lòng yêu mến và xin phép vua cha cho mình được thành hôn với nàng. Sau vài năm chung sống, họ có với nhau 2 người con. Con gái đặt tên là Quý, con trai đặt tên là Tri.

Vào một ngày nọ, Thiên Y A Na nhớ về cha mẹ nuôi ở trời Nam. Bà dẫn 2 con của mình hóa vào thân gỗ kì nam, xuôi biển về nhà. Khi về đến nơi thì cha mẹ đã không còn. Bà liền xây mộ khang trang, sửa nhà cũ để làm nơi thờ cúng cha mẹ nuôi.

Thấy những người dân sống gần đó nghèo khổ, bà liền chia sẻ kiến thức của mình trong những năm tháng ở Trung Quốc, giúp dân biết cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải... Từ đó cuộc sống của nhân dân ấm no hơn. 

Huyen-thoai-ly-ky-ve-thap-Ba-Po-Nagar-noi-tieng-o-Nha-Trang-6

Một ngày nọ, một con chim hạc to lớn từ trên trời bay tới rước mẹ con bà về trời. Sau đó người dân nơi đây để tỏ lòng biết ơn của mình đối với bà đã cho tạc tượng và xây dựng tháp để thờ cúng…

Ngày nay, tháp Bà Ponagar Nha Trang là quần thể kiến trúc Chăm Pa lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tất cả được chia ra thành 3 mặt bằng: Khu vực Tháp Cổng, Mandapa (khu tiền đình) và cuối cùng là khu đền tháp. Và do trải qua biến động của lịch sử và thời gian. Hiện nay, tháp bà chỉ còn lại 5 công trình kiến trúc tập trung ở Mandapa và Đền Tháp ở trên.

Huyen-thoai-ly-ky-ve-thap-Ba-Po-Nagar-noi-tieng-o-Nha-Trang-5

Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh cho người Chăm Pa mà lễ hội tháp bà ponagar cũng là ngày lễ lớn của tín dân Khánh Hòa. Hằng năm cứ đến ngày 20-23 tháng 3 âm lịch, lễ hội tháp bà được diễn ra rất long trọng. Người người dân hương, dâng hoa, dâng lễ vật để cầu mong dân chúng Khánh Hòa nói riêng và cả nước nói chung được ấm no, hạnh phúc và cầu xin mưa thuận gió hòa.

Đặc biệt, với màn múa bóng điêu luyện của các cô gái trẻ, đầu đội lễ vật, người hoa tươi, người đèn lồng ngũ sắc. Các cô gái mặc những bộ áo xiêm rực rỡ, mới nhất, xiêm y của người Chăm Pa và ngã nghiêng, uốn lượn theo điệu nhạc. Điệu múa bóng là đặc trưng của người Chăm, chỉ múa dâng lên mẹ (Bà Thiên Y) mỗi khi dịp lễ.. 

Huyen-thoai-ly-ky-ve-thap-Ba-Po-Nagar-noi-tieng-o-Nha-Trang-4

Ngoài múa bóng, lễ hội còn được diễn ra với các nghi thức: 

- Lễ thay y: diễn ra vào ngày 20/3 đúng giờ Ngọ 12h trưa. 

- Lễ thả hoa đăng: diễn ra vào lúc 19h – 21h ngày 20/3. 

- Lễ cầu quốc thái dân an: diễn ra lúc 6h – 8h ngày 21/3 

- Lễ cúng ngọ, cúng thí thực: diễn ra lúc 12h – 12h30 ngày 21/3 

- Tế lễ cổ truyền: diễn ra lúc 6h – 8h ngày 23/3 

- Lễ Tôn Vương, lễ Khai Diên: diễn ra lúc 6h – 9h ngày 23/3 

- Lễ Dâng Hương tạ mẫu: diễn ra lúc 23h – 24h ngày 23/3 - Múa bóng và hát văn: diễn ra trong tất cả các ngày lễ hội. 

- Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng Mẫu: diễn ra lúc 10h – 15h ngày 23/3. 

Giá vé tháp bà Ponagar: 22.000đ/khách/lượt 

Giờ mở cửa: 8h00 – 18h00. 

Xem thêm: Nhìn lại Nha Trang yên bình qua những tấm ảnh màu trước năm 1975

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận