Dàn ý dạng bài cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong tác phẩm
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Đưa ra nhận định chung về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình.
2. Thân đoạn
- Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của đoạn thơ (nếu có).
- Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình:
+ Xác định nhân vật trữ tình trong tác phẩm
+ Biểu đạt ý tưởng về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình (chia luận điểm phù hợp; trích dẫn những câu thơ, hình ảnh thơ tiêu biểu thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình rồi đi vào làm rõ ý nghĩa của những hình ảnh đó)
- Tổng kết nghệ thuật
- Liên hệ, mở rộng (nếu có)
3. Đoạn kết
- Đánh giá chung, khái quát, nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình được thể hiện qua đoạn thơ.
- Nêu cảm xúc riêng của người viết.
Dàn ý dạng bài cảm nhận bức tranh thiên nhiên/cuộc sống được miêu tả qua đoạn thơ
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nhận định chung về bức tranh thiên nhiên/cuộc sống được miêu tả trong đoạn thơ.
2. Thân đoạn
- Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác đoạn thơ (nếu có).
- Đối với dạng đề cảm nhận bức tranh thiên nhiên:
+ Cảnh vật: Miêu tả những hình ảnh thiên nhiên xuất hiện trong đoạn thơ.
+ Màu sắc nổi bật tạo nên bức tranh thiên nhiên?
+ Âm thanh được tác giả nhắc đến là gì? Tác dụng của âm thanh đó.
+ Không gian trong bức tranh như thế nào?
+ Thời gian tác giả cảm nhận về bức tranh thiên nhiên?
+Bức tranh thiên nhiên gợi lên những cảm xúc gì?
- Đối với dạng đề cảm nhận cuộc sống được miêu tả qua đoạn thơ:
+ Con người: Nhân vật trữ tình xuất hiện như thế nào?
+Con người có mối quan hệ như thế nào với thiên nhiên?
+ Thông qua đoạn thơ quan niệm về cuộc sống mà tác giả gửi gắm là gì?
- Tổng kết nghệ thuật
- Liên hệ, mở rộng (nếu có)
3. Đoạn kết
- Khẳng định lại vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên/cuộc sống.
- Nêu cảm xúc riêng của người viết.
Dàn ý dạng bài cảm nhận, phân tích đoạn thơ
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận - nội dung của đoạn thơ và cảm xúc, ấn tượng ban đầu về đoạn thơ.
2. Thân đoạn
- Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của đoạn thơ (nếu có).
- Phân tích đặc sắc nội dung của đoạn thơ.
+ Luận điểm 1:
+ Luận điểm 2:
(Lưu ý: Khi đi vào phân tích nên đi từ nghệ thuật, hình ảnh đến nội dung).
- Khái quát, tổng kết nghệ thuật.
- Liên hệ, mở rộng (những tác phẩm cùng đề tài, cùng tác giả...).
3. Kết đoạn
- Khẳng định nội dung đoạn thơ.
- Nêu cảm nghĩ riêng của người viết.
Dàn ý dạng bài phân tích ngắn gọn chủ đề đoạn thơ
1. Mở đoạn
- Dẫn dắt, giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu vấn đề nghị luận - chủ đề chính của đoạn thơ
2. Thân đoạn
- Nếu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của đoạn thơ (nếu có).
- Phân tích các yếu tố thể hiện chủ đề:
+ Ý nghĩa nhan đề trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
- Những hình ảnh nổi bật
+ Các chi tiết đặc sắc
+ Biện pháp tu từ
=> Rút ra giá trị và ý nghĩa của chủ đề đoạn thơ
- Tổng kết nghệ thuật.
- Liên hệ, mở rộng (nếu có): Những bài thơ có cùng chủ đề...
3. Đoạn kết
- Khái quát, khẳng định, nhấn mạnh ý nghĩa của chủ đề đoạn thơ.
- Nêu cảm xúc riêng của người viết.
Những dạng đề đoạn văn nghị luận văn học nổi bật về thơ
- Cảm nhận/ phân tích thơ
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
- Phân tích ngắn gọn chủ đề đoạn thơ.
- Cảm nhận bức tranh thiên nhiên, cuộc sống được miêu tả qua đoạn thơ.