F0 uống cà phê có sao không?

Cà phê là một thức uống quen thuộc với người Việt thế nhưng khi trở thành F0 thì uống được uống cà phê không? Nếu không được uống thì lý do là gì?

Đỗ Thu Nga
17:29 08/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân F0 cần bù nước và điện giải. Khi điều trị tại nhà, người bệnh nên uống nhiều nước hơn để bù lại lượng nước cơ thể bị mất do sốt, tiêu chảy, vã mồ hôi, nôn, thở nhanh. 

Theo bài viết trên VTC, caffeine là chất kích thích, màu trắng, vị đắng, xuất hiện tự nhiên trong hơn 60 loại thực vật, bao gồm hạt cà phê, lá trà và vỏ cacao (được sử dụng để làm sô cô la). Chúng hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, giúp con người tỉnh táo và ngăn ngừa sự mệt mỏi.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) coi caffeine vừa là phụ gia thực phẩm vừa là thuốc. Đã có không ít nghiên cứu chỉ ra rằng, uống cà phê cũng có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe như lợi tiểu, chống oxy hóa, giảm viêm, ngăn ngừa các bệnh mãn tính, bao gồm cả béo phì. 

Với người Việt, cà phê là thức uống rất quen thuộc, thậm chí có nhiều người uống cà phê hàng ngày. Và người Việt thường có thói quen uống cà phê đậm vị (với hàm lượngcaffeine cao). Trung bình, một tách cà phê chứa khoảng 95mg caffeine. 

Tuy nhiên, nếu uống quá 400 miligam caffeine mỗi ngày, cà phê có thể gây một số phản ứng bất lợi cho sức khỏe như khó ngủ, mất ngủ, cồn ruột, hồi hộp, lo lắng, tăng nhịp tim, tăng huyết áp…

F0-uong-ca-phe-co-sao-khong-8

Vậy F0 uống cà phê có sao không? Theo Hướng dẫn Chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, chế độ dinh dưỡng tốt kết hợp với liệu pháp điều trị giúp ngăn ngừa, hỗ trợ và khắc phục tình trạng nhiễm trùng, góp phần chống lại đại dịch COVID-19. Đồng thời góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ cũng như cho cá nhân và gia đình người bệnh.

Người mắc bệnh thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết. 

Uống nước với lượng 40-45ml/kg cân nặng/ngày, ví dụ một người 50kg cần uống khoảng 2,5 lít nước một ngày. Do cà phê có tính lợi tiểu làm tăng đào thải nước nên không dùng cho F0. Nên uống nước ấm và nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Người bệnh nên uống nước lọc, nước ép hoa quả.

Bên cạnh đó, nhiều F0 rơi vào tình trạng lo lắng, căng thẳng kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ... Việc uống cà phê chứa nhiều caffeine gây kích thích thần kinh như cà phê sẽ không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, cà phê còn gây tăng nhịp tim sẽ không tốt cho bệnh nhân có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường,…

Đặc biệt, với người mắc COVID-19 mà có triệu chứng sốt cao, tiêu chảy, buồn nôn... thì tuyệt đối không uống cà phê để phòng nguy cơ mất nước. Cách tốt nhất để tăng cường thể trạng là ăn uống đủ dinh dưỡng, uống nước ấm, nếu có sốt nên uống nhiều nước và uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải.

Xem thêm: Bị đau đầu hậu COVID-19 có cần đi khám không?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận