F0 điều trị tại nhà bị sốt nên uống thuốc gì?

F0 điều trị tại nhà cần dùng thuốc hạ sốt thế nào là thắc mắc của rất nhiều người. Ở bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết.

Đỗ Thu Nga
11:09 23/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hướng dẫn chuyên môn theo Quyết định 261 và 250 của Bộ Y tế: F0 được cách ly, điều trị tại nhà khi:

- Là người mắc COVID-19 (đưuọc khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

- Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

F0-dieu-tri-tai-nha-bi-sot-nen-uong-thuoc-gi-7

- Không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

- Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Liên quan đến việc điều trị F0 tại nhà, rất nhiều người dân thắc mắc về việc dùng thuốc hạ sốt thế nào cho đúng và nên dùng loại nào?

Theo Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, nếu F0 là người lớn, sốt trên 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều thì uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống oresol nếu ăn kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

Nếu là trẻ em sốt trên 38,5 độ thì uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần.

F0-dieu-tri-tai-nha-bi-sot-nen-uong-thuoc-gi-4

Bộ Y tế cũng lưu ý, nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, người mắc COVID-19 thông báo ngay cho cơ quan quản lý người mắc COVID-19 tại nhà để xử lý.Theo BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, thành viên nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà, khi sốt cao quá cơ thể sẽ mệt mỏi do mất nước, mất điện giải, sốt gây đau đầu, mất ngủ, ăn kém, gây co giật ở trẻ em..., vì thế cần uống hạ sốt. 

"Để hạ sốt, bệnh nhân có thể dùng paracetamol, liều dùng tùy theo lứa tuổi. Về cơ bản thì paracetamol an toàn, nhưng với một số ít người paracetamol lại gây độc với gan và khi dùng nhiều có thể gây suy gan. Nếu bệnh nhân không dùng được paracetamol thì có thể dùng ibuprofen, hàm lượng 200 hoặc 400mg.

Ngoài dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn, người bệnh cần bù đủ nước và điện giải để cơ thể đỡ mệt mỏi. Điện giải ở đây chủ yếu là kali, natri và clo, tức kali và muối ăn. Hiện có oresol, các gói bổ sung điện giải, nước dừa, nước cháo, chanh muối... là những sản phẩm thông dụng", BS Hoàng khuyến cáo.

Xem thêm: 12 dấu hiệu, biểu hiện mắc COVID-19, ai cũng cần nắm chắc

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận