Các tổn thương cơ thể ở người mắc COVID-19 kéo dài

Người mắc COVID-19 kéo dài có thể khiến nhiều cơ quan trong cơ thể bị tổn thương như não bộ, phổi, hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gần đây, rất nhiều nghiên cứu về COVID-19 đa được đưa ra. Từ đó cho thấy, COVID-19 không chỉ lây lan nhanh mà còn gây tổn thương nghiêm trọng đến các hệ cơ quan trong cơ thể nếu tính trạng bệnh kéo dài.

Thông thường, người nhiễm nCoV nặng có thể nằm viện hoặc điều trị máy thở đến khi hết triệu chứng. Tổn thương này bao gồm viêm phổi, nồng độ oxy thấp, viêm nhiễm, thường xuất hiện trong các xét nghiệm chẩn đoán truyền thống.

Trong khi đó, COVID-19 kéo dài là tình trạng mãn tính với nhiều triệu chứng khác nhau, không thể lý giải bằng xét nghiệm thông thường được. Khó khăn trong việc phát hiện và định hình bệnh trạng khiến nhiều bác sĩ bỏ sót, chẩn đoán nhầm cho bệnh nhân, nghĩ rằng đó là triệu chứng do tâm lý.

COVID-19-keo-dai-gay-ton-thuong-nhung-co-quan-nao-trong-co-the-7

Sau quá trình nghiên cứu sâu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện các rối loạn chức năng khắp cơ thể người bị COVID-19 kéo dài. Họ ước tình từ 10% đến 30% người từng là F0 có thể gặp hiện tượng này. Chuyên gia cũng chỉ ra những bộ phận bị tổn thương nhiều nhất hậu COVID-19:

1. Hệ miễn dịch

Người mắc COVID-19 kéo dài bị rối loạn chức năng hệ miễn dịch trong khoảng 8 tháng, có thể dẫn đến chuỗi triệu chứng lặp lại.

Nguyên nhân là do cơ thể đang chiến đấu với tàn dư nCoV. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature Immunology, virus lan rộng trong lần lây nhiễm ban đầu sẽ để lại vật chất di truyền trong mô, ruột, hạch bạch huyết và nhiều nơi khác. Chúng tồn tại một thời gian, có thể là vài tháng.

COVID-19 cũng kích hoạt phản ứng tự miễn kéo dài, gây tổn hại cơ thể. Các nhà khoa học tìm thấy lượng tự kháng thể cao đến đáng ngạc nhiên. Chúng tấn công nhằm vào các mô khỏe mạnh của bệnh nhân sau khi khỏi bệnh.

COVID-19-keo-dai-gay-ton-thuong-nhung-co-quan-nao-trong-co-the-1

Bên cạnh đó, nCoV gây tình trạng viêm mãn tính, kích hoạt lại các virus đã ngủ đông. Một nghiên cứu cho thấy, virus Epstein-Barr ở nhiều người tái hoạt động sau mắc Covid-19. Đây là loại virus lây nhiễm cho hầu hết trẻ sơ sinh, tự bất hoạt khi con người lớn lên.

Tiến sĩ Akiko Iwasaki, chuyên gia miễn dịch học tại Yale cho biết: Việc xác định vấn đề trọng tâm mà bệnh nhân gặp phải rất quan trọng trong quá trình điều trị. Ví dụ, người điều trị bệnh tự miễn hậu COVID-19 nên dùng thuốc ức chế miễn dịch. Các bệnh nhân có nhiều tàn dư virus trong cơ thể được chỉ định dùng thuốc kháng virus.

2. Hệ tuần hoàn

Nhiều bệnh nhân mệt mỏi triền miên, không thể hoạt động thể chất rất lâu sau khi mắc bệnh. Họ tái phát triệu chứng nếu tập thể dục.

Các nhà nghiên cứu, rối loạn chức năng hệ tuần hoàn có thể làm giảm lưu lượng oxy đến mô cơ, hạn chế khả năng hiếu khí, gây mệt mỏi nghiêm trọng.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Chest cho thấy nhiều bệnh nhân COVID-19 kéo dài bị hụt hơi khi đi xe đạp. Dù tim và phổi hoạt động bình thường, cơ bắp chỉ tiếp nhận lượng oxy trung bình từ mạch máu, khiến khả năng vận động giảm rõ rệt.

COVID-19-keo-dai-gay-ton-thuong-nhung-co-quan-nao-trong-co-the-3

Thủ phạm gây ra tình trạng này là chứng viêm mạn tính, gây tổn thương sợi thần kinh kiểm soát tuần hoàn. Các sợi thần kinh bị hư hỏng dẫn đến rối loạn chuyển hóa máu, làm hạn chế chức năng vận động tự nhiên như tim đập, thở, tiêu hóa. Các triệu chứng này thể hiện qua kết quả sinh thiết da.

Theo tiến sĩ David M. Systrom, chuyên gia tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham, người mắc COVID-19 kéo dài thực sự gặp vấn đề thể chất toàn thân, không phải hiện tượng tâm lý thông thường.

Các nhà nghiên cứu tại Nam Phi phát hiện một số vấn đề tuần hoàn khác là "cục máu đông vi thể". Chúng được hình thành trong quá trình nhiễm nCoV cấp tính và vỡ ra một cách tự nhiên, nhưng lưu lịa ở người mắc COVID-19 kéo dài. 

Các cục máu đông có thể làm tắc nghẽn mao mạch nhỏ mang oxy đến khắp các mô cơ. Lượng chất gây viêm cytokine cũng tăng lên, làm tổn thương ty thể cung cấp năng lượng cho tế bào, gây viêm thành mạch máu, hạn chế hấp thụ oxy.

Nồng độ oxy thấp gây tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng - triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 kéo dài.

3. Não bộ

Ngay cả những người mắc COVID-19 cũng có thể bị suy giảm nhận thức kéo dài, biểu hiện mất tập trung, suy giảm trí nhớ, khó khăn về ngôn ngữ.

Tiến sĩ Avindra Nath, Giám đốc lâm sàng Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia, vấn đề thần kinh hậu COVID-19 có thể dẫn đến "một cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng lớn".

COVID-19-keo-dai-gay-ton-thuong-nhung-co-quan-nao-trong-co-the-8

Các nhà nghiên cứu phát hiện bệnh nhân COVID-19 kéo dài mắc một loạt rối loạn chức năng não. Virus có thể kích hoạt quá mức tế bào miễn dịch microglia, gây ra vấn đề nhận thức tương tự quá trình lão hóa, cơ chế giống với một số bệnh thoái hóa thần kinh.

Nhóm nghiên cứu còn phát hiện, COVID-19 kéo dài làm giảm đáng kể lượng máu đến não, gây ra mệt mỏi mãn tính.

4. Phổi

Triệu chứng phổ biến của người bệnh là hụt hơi, khó thở. Nhưng trong các xét nghiệm thông thường như x-quang lồng ngực, chụp CT và xét nghiệm chức năng, phổi của người bệnh đã trở lại bình thường.

Sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI), một nhóm chuyên gia Anh tìm thấy bằng chứng sơ bộ về tổn thương phổi ở nhóm nhóm bệnh nhân Covid-19 không nhập viện. Phim chụp cho thấy phổi các tình nguyện viên hấp thụ oxy kém hiệu quả hơn người khỏe mạnh, ngay cả khi cấu trúc phổi có vẻ bình thường.

(Theo NY Times)

Xem thêm: F0 điều trị tại nhà có được hưởng trợ cấp từ Bảo hiểm xã hội không?

Đọc thêm

Xông mũi, họng bằng sả, gừng, tỏi là cách nhiều người vẫn đang dùng trong quá trình điều trị COVID-19. Tuy nhiên, xông mấy lần trong ngày là hiệu quả và an toàn nhất thì không phải ai cũng rõ.

Bị COVID-19, xông mũi họng mấy lần/ngày là đủ?
0 Bình luận

Các di chứng của hậu COVID-19 vẫn đang được phát hiện và nghiên cứu. Bên cạnh vấn đề về tâm lý, rụng tóc, mất ngủ thì nhiều người gặp vấn đề về nuốt và thay đổi giọng nói.

Vì sao hậu COVID-19 nhiều người bị thay đổi giọng nói?
0 Bình luận

Rất nhiều người thắc mắc, đi khám di chứng hậu COVID-19 ở đâu là an toàn, hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết vấn đề trên.

Tổng hợp địa chỉ khám di chứng hậu COVID-19 ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Đề xuất