Đức Phật nói phước đức của người nghệ sĩ

Những lời Đức Phật giảng về phước đức của người nghệ sĩ sẽ giúp ta hiểu rõ vai trò của một người và tầm ảnh hưởng của họ trong xã như thế nào. 

Đỗ Thu Nga
12:00 09/07/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đức Phật nói phước đức của người nghệ sĩ

Chuyện kể lại rằng, thời Đức Thế Tôn còn tại thế, có một người chủ gánh hát tò mò hỏi Người rằng có phải những người hay ca hát để mang lại niềm vui, tiếng cười cho mọi người thì khi chết đi sẽ được lên cõi trời và luôn được cười tươi rạng rỡ hay không?

Người chủ gánh hát nghe được những lời này từ những bô lão thế hệ trước trong giới văn nghệ sĩ truyền tai nhau.

Thế nhưng Đức Thế Tôn có vẻ trốn tránh, không muốn trả lời trực tiếp khi đáp lại rằng, không nên bàn luận chuyện này, không muốn bày tỏ quan điểm về những vấn đề như thế. 

duc-phat-noi-phuoc-duc-cua-nguoi-nghe-si-8

Người này vẫn không bỏ cuộc, đi theo hỏi tiếp cho đến khi Đức Phật phải trả lời bằng một câu hỏi: 

- Đoàn chủ, ông nghĩ thử xem khi trước đây thế gian chưa có người nào được giải thoát, mọi người đều tham sân si, họ cũng không biết tới việc bản thân cần rũ bỏ những điều đó nên cứ bám chấp vào nó.

Thời đó, những người nghệ sĩ thể hiện các màn ca múa, hí kịch cũng chủ đề tham sân si để phục vụ sở thích, mong muốn của khán giả. Mọi người thích thú nên đến xem mỗi lúc một đông hơn.

Những người đó vui vẻ xem người ta biểu diễn và làm mạnh thêm tham sân si, bản thân càng bị trói buộc vô hình vào nó thì liệu đó có tốt chăng? Hơn nữa việc này giống như tay thì bị trói, lại có người cố tình làm khó dễ, làm ta thêm đau đớn, lại càng bị trói chặt vào khổ đau. 

úc này người chủ gánh hát dường như hiểu ra được điều gì đó và gật đầu đồng ý với những gì Đức Phật nói. Ngài cũng giải thích thêm rằng một người chưa tự mình giải thoát khỏi tham sân si lại còn bị bám chấp thêm vào đó sau khi nghe ca múa hí kịch kia thì càng khiến họ đau khổ hơn mà thôi. 

Đức Thế Tôn cho biết, các bô lão trước đây truyền tai nhau rằng nghệ nhân biểu diễn ca múa hí kịch, mang niềm vui đến cho mọi người, được sinh vào cõi trời vui vẻ, quan điểm như vậy được xem là tà kiến. 

Người chủ gánh hát nghe Đức Thế Tôn giải thích xong đã buông bỏ hết mọi thứ, quy y theo Đức Phật. Sau này, chính đoàn chủ gánh hát đã tu thành quả vị A La Hán.

Bài học cần nhớ

Không phải thứ gì làm cho người đời vui vẻ, tươi cười cũng có thể tạo ra điều tốt đẹp cho người khác, mọi thứ còn được soi xét tới nguyên nhân và kết quả sâu xa của nó. 

duc-phat-noi-phuoc-duc-cua-nguoi-nghe-si-5

Thế nên, khi nghe câu chuyện Đức Phật nói về phước đức của người nghệ sĩ có thể thấy một người làm nghệ sĩ phải hiểu rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của mình.

Lời Phật Dạy không khẳng định rằng cứ làm kịch sĩ sẽ đọa địa ngục, mà đức Phật chỉ ra là anh diễn cái gì, anh tạo ra tác động gì với xã hội, và chính cái đó quyết định tương lai của anh.

Một người có phước hay tội, còn tùy thuộc vào họ đem nghệ thuật phụng sự cho cái gì, theo đó họ nhận được phước vô lượng, hoặc tội khủng khiếp.

Xem thêm: Đức Phật dạy: Quả báo của lãng phí thức ăn rất đáng sợ!

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận