Điều ít biết về tổ đình Từ Hiếu: Nơi an táng các thái giám triều Nguyễn, biểu tượng của lòng hiếu thảo

Tổ đình Từ Hiếu là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học; đây cũng là nơi thiền sư chọn để tĩnh dưỡng sau 4 năm hoằng dương Phật pháp ở nước ngoài. Và đây cũng là nơi ngài trút hơi thở cuối cùng...

Đỗ Thu Nga
11:22 28/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Rạng sáng ngày 22/1/2022, thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch sau hơn 3 năm trở về tổ đình Từ Hiếu (phường Xuân Thủy, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) an dưỡng. Kể từ buổi hôm ấy, có rất nhiều người dân, Tăng ni, Phật tử ở trong và ngoài tỉnh đã trở về tổ đình xếp hàng trong im lặng để tiễn biệt vị chân tu lần cuối.

Theo cáo phó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Sư ông Làng Mai là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ, học giả, sử gia và nhà hoạt động hòa bình. 

Dieu-it-biet-ve-to-dinh-Tu-Hieu-noi-Thien-su-Thich-Nhat-Hanh-mat
Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Tổ đình Từ Hiếu vào năm 2018

Thiền sư được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người và hơn 120 tác phẩm xuất bản giá trị. Thiền sư đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khóa tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ... Bên cạnh sự nghiệp hoằng pháp, Thiền sư cũng đã tổ chức nhiều Đại Giới Đàn và lễ Truyền Đăng, Việt hóa Nghi lễ và tân tu Giới bản để tiếp dẫn hậu lai.

Nói về con đường tu tập của Thiền sư Thích Nhất Hạnh thì không thể không nhắc đến tổ đình Từ Hiếu. Đây là nơi Thiền sư bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942. Sau 40 năm hoằng dương Phật pháp ở nước ngoài, tháng 10/2018, ngài chọn quay về chốn xương làm nơi tĩnh dưỡng. Ngài viên tịch ngay tại nơi khởi phát vào rạng sáng ngày 22/1/2022.

Dieu-it-biet-ve-to-dinh-Tu-Hieu-noi-Thien-su-Thich-Nhat-Hanh-mat-0
Di hài thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tổ đình Từ Hiếu từ lâu được biết đến với tên gọi nguyên sơ Am An Dưỡng lập ra vào năm 1843 bởi hòa thượng Tánh Thiên - Nhất Định. Bên cạnh việc thờ tự, sinh hoạt tôn giáo, cổ tự này còn đón những văn nhân chí sĩ như cụ Nguyễn Đăng Giai, Nguyễn Thượng Hiền, Tôn Thất Hân... đến đàm đạo, tham vấn lý thiền.

Chùa Từ Hiếu vốn là một am tự để tu tại gia có tên là "Thảo Am đường" do hòa thượng Thích Nhất Định lập ra để phụng dưỡng mẹ già. Vào thời nhà Nguyễn, khi các thái giám trong cung chết không có nơi chôn cất, không có người thân, không có nơi thờ tự, không ai hương khói, thái giám Châu Phước Năng đã kêu gọi quyên góp và ủng hộ để mở rộng Thảo Am đường. 

Dieu-it-biet-ve-to-dinh-Tu-Hieu-noi-Thien-su-Thich-Nhat-Hanh-mat-8
Tổ đình Từ Hiếu

Việc này được vua Tự Đức và Thái hậu Từ Dũ chấp nhận. Cái tên Từ Hiếu được vua Tự Đức ban tặng có ý nghĩa là "hiếu thuận". Và nơi này từ đó trở thành chỗ an nghỉ cuối cùng của các thái giám. Chính vì thế nên trong dân gian vẫn có người gọi nơi này là Chùa Thái Giám. 

Được biết, toàn bộ khu nghĩa trang thái giám rộng 1.000m2, ở ngay chính giữa có tấm bia đá khắc ghi công lao đóng góp của các thái giám. Khu lăng mộ này được chia thành 3 bậc tương ứng với vai trò và sự đóng góp khác nhau của các quan thái giám. 

Toàn bộ khu lăng mộ có 25 ngôi mộ. Trong đó có 2 mộ gió (mộ không thi hài). Trong tổng số 25 ngôi mộ thì có 21 ngôi mộ có thể đọc được chữ khắc trên bia đá.

Dieu-it-biet-ve-to-dinh-Tu-Hieu-noi-Thien-su-Thich-Nhat-Hanh-mat-7
Toàn bộ khu lăng mộ có 25 ngôi mộ, trong đó có 2 ngôi mộ gió (mộ không có thi hài). Trong tổng số 25 ngôi mộ thì có 21 ngôi mộ có thể đọc được chữ trên bia

Chính giữa của cổng là tấm bia đá nằm trong một góc nhỏ ghi lại cuộc đời của các thái giám mà khi đọc lên người đời không khỏi chua xót: "Khi còn sống chúng tôi nương nhờ cửa Phật, mà khi chết thì biết nương nhờ vào đâu? Nhận thấy rằng phía tây thành có một miếng đất nên lấy gạch xây thành để có nơi thờ cúng về sau, gần với Phật mới là nơi thờ tự lâu dài, bằng hữu ốm đau có nơi chữa bệnh, ai nằm xuống có nơi để mà tống táng...".

Sau khi thời vàng son của nhà Nguyễn qua đi, vùng đất này trở thành nơi cố đô với rất nhiều công trình kiến trúc như lăng tẩm, điện đài cung điện... Và còn nhiều người vẫn nhớ rõ các giai thoại ly kỳ về "9 chúa 13 vua triều Nguyễn". Song nhắc đến thái giám và phận đời của họ lại không nhiều người biết đến, chỉ có chùa Từ Hiếu là nơi an nghỉ cuối cùng của những người này...

Xem thêm: Những điều cần biết về "khóa tu im lặng" trong lễ "tâm tang" của Thiền sư Thích Nhất Hạnh 

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận