Vụ chồng đòi 12 triệu tiền ăn hằng ngày của vợ sau ly hôn: Các luật sư nói gì?

Ly hôn sau 14 tháng sinh sống, người chồng bắt vợ trả hơn 42 triệu đồng, trong đó có 12 triệu tiền ăn hằng ngày. 

Đỗ Thu Nga
14:19 05/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gần đây trên mạng xã hội xôn xao vụ "đòi tiền" sau ly hôn của một cặp vợ chồng trẻ. Theo đó, cặp đôi này mới cưới được 14 tháng, vợ làm giáo viên, chồng là công nhân. 

Trong thời gian sinh sống thì xảy ra mâu thuẫn, cuối cùng quyết định "đường ai nấy đi". Đáng nói, sau khi ly hôn, người chồng bắt vợ phải trả 42 triệu đồng, trong đó có 12 triệu là tiền ăn hàng ngày, tính từ ngày về làm dâu. 

Người chồng "đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành hành" này còn giữ giấy tờ tùy thân của vợ cũ và cho biết, đến bao giờ trả hết tiền thì mới đưa giấy tờ. 

Vì giấy tờ liên quan đến công việc và cuộc sống hằng ngày nên cô vợ buộc phải trả tiền để lấy giấy tờ ra. "Tới lúc vợ thu dọn đồ đạc, anh chồng còn dặn bố mẹ anh ta đứng trông vì lo sợ cô sẽ lấy gì của nhà anh. Chiếc xe điện cô mang về cho mẹ chồng, lúc đi dắt xe ra anh chồng còn bảo “xe này anh thay bình nên tháo nốt bình điện ra trả”. Vì thế cô vợ phải dắt bộ xe rời khỏi ngôi nhà đó. 

dien-bien-moi-nhat-vu-chong-doi-12-trieu-tien-an-hang-ngay-cua-vo

Vì quá bức xúc nên người vợ đã đăng thông tin vụ việc lên mạng xã hội. Ngay sau khi đăng tải vụ việc đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, người chồng này quá bủn xỉn, chi li và thương cho người phụ nữ "lấy nhầm chồng".

Vậy dưới góc độ pháp lý, hành vi của người chồng có vi phạm pháp luật không?

Luật sư Diệp Năng Bình

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng phòng Luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng, nếu câu chuyện này là sự thật thì cách hành xử của anh chồng không chỉ thiếu tính nhân văn và còn không đúng quy định pháp luật. 

Tại Khoản 3 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình quy định nguyên tắc xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.

dien-bien-moi-nhat-vu-chong-doi-12-trieu-tien-an-hang-ngay-cua-vo-5
Luật sư Diệp Năng Bình

Đồng thời pháp luật cũng quy định vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan. Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, thủy chung, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Chính vì thế, người chồng đòi tiền vợ khi đưa vợ đi khám bệnh là không đúng về thuần phong mỹ tục và quy định pháp luật. 

Cũng theo luật sư Bình, việc người chồng dùng giấy tờ tùy thân của vợ (bằng đại học, sổ bảo hiểm, hợp đồng lao động...) để yêu cầu người vợ đưa tiền có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 

“Những yêu cầu của người chồng đưa ra là không chính đáng, nếu xét thấy có dấu hiệu của việc uy hiếp, bắt buộc người vợ phải đưa tiền mới trả những giấy tờ tùy thân cho người vợ thì hoàn toàn có thể bị điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản được quy định tại điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017”, luật sư Diệp Năng Bình nói.

Luật sư Đặng Văn Cường

Theo luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp), cơ quan chức năng có thể vào cuộc xem xét làm rõ các khoản tiền, tài sản được kê trong biên bản mà người vợ đăng lên mạng xã hội xem có phải là tài sản của người đàn ông đó không.

dien-bien-moi-nhat-vu-chong-doi-12-trieu-tien-an-hang-ngay-cua-vo-5
Luật sư Đặng Văn Cường

Trong trường hợp có căn cứ cho thấy việc yêu cầu đưa tài sản là không có căn cứ pháp luật, hàn vi của người đàn ông này là đe dọa, uy hiếp người phụ nữ, lợi dụng tình trạng khó khăn của người phụ nữ này để chiếm đoạt tài sản thì đây là hành vi cưỡng đoạt tài sản. 

Trường hợp người phụ nữ này vì bị đe dọa, uy hiếp mà miễn cưỡng phải giao tài sản cho người đàn ông này thì hành vi có dấu hiệu tội phạm. Hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 170 bộ luật hình sự năm 2015 Tội cưỡng đoạt tài sản. Với số tiền dưới 50.000.000 đồng thì người có hành vi phạm tội sẽ phải đối mặt với mức hình phạt từ 1 năm đến 5 năm tù.

Còn theo quy định tại điều 19, Luật hôn nhân và gia đình thì vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, quý trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Việc vay mượn, chi phí để thực hiện các nhu cầu tối thiểu thiết yếu như: ăn, mặt, ở, chữa bệnh là nghĩa vụ của chồng đối với vợ và của vợ đối với chồng. Pháp luật không cho phép đòi lại các khoản tiền liên quan đến các nhu cầu thiết yếu này. Cụ thể luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Luật sư Cường cho hay, đối với các khoản tiền, vàng có trong Biên bản thỏa thuận nêu trên thì cũng cần phải xem xét đây là tài sản chung hay tài sản riêng vợ chồng. Nếu trường hợp là tài sản chung theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình nêu trên thì phải chia đôi khi ly hôn, trường hợp là tái sinh sản riêng của người vợ thì hành vi đe dọa để buộc giao tài sản đó là hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Pháp luật Việt Nam quy định chế độ tài sản riêng vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mọi công dân kể cả trong quan hệ hôn nhân. Vì vậy, hành vi đe dọa không trả lại giấy tờ cũng là một thủ đoạn để uy hiếp tinh thần của người khác. Vấn đề này cơ quan chức năng sẽ làm rõ để giải quyết, luật sư Cường nêu quan điểm.

Luật sư Nguyễn Anh Thơm

Cũng nói về sự việc trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm: Trong việc này, người chồng đã có hành vi giữ lại giấy tờ tùy thân và yêu cầu thanh toán các khoản chi phí sinh hoạt trong thời gian sinh sống cùng nhau thì mới trả giấy tờ và đồng ý ly hôn đã thể hiện mâu thuẫn vợ chồng rất nghiêm trọng về tình cảm, sự tôn trọng lẫn nhau đã không còn.

Nếu người vợ không đồng ý yêu cầu về việc thanh toán các khoản chi phí mà người chồng yêu cầu thì có thể nhờ Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. 

dien-bien-moi-nhat-vu-chong-doi-12-trieu-tien-an-hang-ngay-cua-vo-5
Luật sư Nguyễn Anh Thơm

Luật sư Thơm cũng nhận định rằng, nếu câu chuyện là sự thật thì hành vi của người chồng rất đáng lên án cả về mặt đạo đức xã hội, không đúng về thuần phong mỹ tục và lương tâm, trách nhiệm của người chồng.

Hành vi này tuy không cấu thành tội phạm nhưng trong quan hệ hôn nhân gia đình được coi là hành vi cưỡng ép ly hôn, cũng cần thiết phải xử lý công bằng thì mới có tác dụng răn đe, phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình. 

Xét hành vi của người chồng đã vi phạm Khoản 2 Điều 55 Nghị định 167/2013 với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi: “Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác”, luật sư Thơm phân tích.

Bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 13 xuống xuất viện sau 5 ngày điều trị: Tất cả đã ổn định

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận