Điểm lại 7 bí ẩn và 4 giả thuyết khó tin về Mặt trăng

Mặt trăng là một phần không thể thiếu của cuộc sống trên Trái đất. Song Mặt trăng cũng ẩn chứa vô vàn bí mật mà giới khoa học vẫn chưa giải mã được.

Đỗ Thu Nga
09:35 21/09/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

4 giả thuyết khó tin về Mặt trăng

Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ 5 trong Hệ Mặt trời. Tính đến năm 2020, Mặt trăng là thiên thể duy nhất ngoài Trái đất mà con người đã đặt chân tới. Năm 1959 là năm mang tính lịch sử đối với công cuộc khám phá Mặt Trăng, mở đầu bằng chuyến bay của vệ tinh nhân tạo Luna 1 của Liên bang Xô viết đến phạm vi của Mặt Trăng, tiếp đó Luna 2 rơi xuống bề mặt của Mặt Trăng và Luna 3 lần đầu tiên cung cấp ảnh mặt sau của Mặt Trăng. Năm 1966, Luna 9 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh thành công và Luna 10 là tàu vũ trụ không người lái đầu tiên bay quanh Mặt Trăng. Hiện nay, các miệng hố đen ở vùng cực Nam của Mặt Trăng là nơi lạnh nhất trong Hệ Mặt trời.

Tính đến nay, Chương trình Apolo của Mỹ đã thực hiện được những cuộc đổ bộ duy nhất của con người xuống Mặt trăng, tổng cộng 6 lần hạ cánh trong giai đoạn từ 1969 tới 1972. Năm 1969, Neil Armstrong và Buzz Aldrin là những người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng trong phi vụ chuyến bay Apollo 11. Việc thám hiểm Mặt trăng của loài người đã ngừng lại với sự chấm dứt của chương trình Apollo, dù nhiều quốc gia đã thông báo các dự án đưa người hay tàu vũ trụ robot tới Mặt trăng.

diem-lai-7-bi-an-va-4-gia-thuyet-kho-tin-ve-mat-trang-0

Mặc dù con người đã đặt chân đến Mặt trăng song hơn 1 thế kỷ qua, nhân loại vẫn chưa giải được câu hỏi: Mặt trăng đã được tạo ra như thế nào? Có 4 giả thuyết chính giải thích về nguồn gốc Mặt trăng từng được đưa ra như sau:

1. Một giả thuyết cho rằng Mặt Trăng là một bộ phận của Trái đất, sau đó đã tách ra.

2. Một giả thuyết khác: Mặt Trăng được hình thành cùng thời điểm với Trái đất, nổi lên từ các đám tinh vân nguyên thủy giống như Trái Đất.

3. Còn theo giả thuyết thứ ba, khi đi lang thang trong vũ trụ, Mặt trăng bị hấp dẫn và bị giữ lại trong vòng quỹ đạo của Trái Đất.

diem-lai-7-bi-an-va-4-gia-thuyet-kho-tin-ve-mat-trang-9

4. Mặt trăng là vệ sinh được một nền văn minh cổ đại chế tạo ra. Điều này có lẽ gây kinh ngạc hơn cả. Song nó có thể giải thích những đặc điểm bất thường đang hiện diện ở Mặt trăng, bởi vì vệ tinh do những sinh vật có trí tuệ chế tạo sẽ không giống các thiên thể hình thành ngẫu nhiên hàng tỉ năm về trước. Thực tế, nhiều nhà khoa học đã chấp nhận giả thuyết này có giá trị không kém những giả thuyết khác.

Giả thuyết này được đề xuất lần đầu vào những năm 1960 bởi hai nhà khoa học Nga là Mijail Vasin và Alexander Sherbakov; sau đó, nó được xác nhận bởi các điều tra viên và đồng nghiệp có quan tâm. Họ đã đưa ra 7 đặc điểm kỳ lạ nhất của Mặt trăng.

7 bí ẩn về Mặt trăng

1. Một vệ sinh quá lớn

Trong Hệ Mặt trời, nhiều hành tinh cũng có các "mặt trăng". Nhưng hành tinh nhỏ hơn (sao Thủy, sao Kim) không có mặt trăng bởi chúng có lực hút yếu. Trái đất có kích thước tương đương nhưng lại mang theo Mặt trăng bằng 1/4 kích thước của nó.

Theo số liệu đo đạc cho thấy, đường kính của Trái đất là 12.742 km, còn đường kính Mặt trăng là 3.474 km, bằng khoảng 27% đường kính Trái đất. Còn vệ tinh của các hành tinh khác đều chưa từng vượt quá 5% so với hành tinh mẹ.

diem-lai-7-bi-an-va-4-gia-thuyet-kho-tin-ve-mat-trang-97

Nếu so sánh với các đại hành tinh như Sao Mộc hay Sao Thổ, vốn có một số vệ tinh tương đối nhỏ (mặt trăng của Sao Mộc xấp xỉ 1/80 kích thước của hành tinh này). Dường như, Mặt Trăng của chúng ta là sự hiện diện hiếm hoi trong vũ trụ.

2. Vị trí hy hữu của Mặt trăng

Đường kính Mặt trăng: 2.159 dặm (3.474 km)

Đường kính Mặt trời: 864.575 dặm (1.391.400 km)

Khoảng cách Mặt trăng – Trái Đất: 225.700 dặm (360.000 km)

Khoảng cách trung bình Mặt trời – Trái Đất (đôi lúc gần hơn, đôi lúc xa hơn): 92.000.000 dặm (149.600.000 km)

Tỷ lệ này sẽ tạo ra một hiệu ứng thú vị, nếu chúng ta đứng từ Trái đất nhìn lên sẽ thấy Mặt trăng và Mặt trời có kích thước tương đương nhau. Sự trùng hợp kỳ lạ này thể hiện rõ nhất trong lúc nhật thực toàn phần. 

diem-lai-7-bi-an-va-4-gia-thuyet-kho-tin-ve-mat-trang-6

3. Quỹ đạo tròn khác biệt

Trung tâm lực hấp dẫn Mặt trăng cách Trái đất gần 1829m so với trung tâm hình học của nó. Với sự chênh lệch đáng kể như vậy, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được: Tại sao Mặt trăng vẫn duy trì quỹ đạo theo hình tròn hoàn hảo như thế mà không bị chệch ra ngoài.

4. Yếu tố va chạm bất thường

Trên Mặt trăng có nhiều hố thiên thạch bất thường, chúng có hố nông, hố sâu khác nhau. Nhưng đường kính lên đến 186 dặm. Các nhà khoa học ước tính rằng, đường kính 186 dặm, độ sâu của nó nên gấp ít nhất vài trăm lần. Các nhà khoa học hiện cũng chưa thể giải thích được hiện tượng này.

diem-lai-7-bi-an-va-4-gia-thuyet-kho-tin-ve-mat-trang-4

5. Mặt trăng làm ổn định trục Trái đất

Theo NASA: "Mặt trăng giúp ổn định sự rung lắc của Trái đất, tạo nên các mùa ổn định hơn".

Theo trang web của NASA, tiến sĩ Eric Christian và chuyên gia giáo dục từ xa của NASA Beth Barbier đã giải thích: “[Mặt Trăng tạo thêm] lực kéo cho sự xoay chuyển của Trái Đất bằng các thủy triều, cả thủy triều đại dương và thủy triều nội. Sức kéo phụ thêm này có tác dụng ổn định quá trình quay. Nó còn dần dần làm chậm sự xoay chuyển của Trái Đất, từ đó dần dần kéo dài thời gian ban ngày trên Trái Đất”.

So với các vệ tinh của các hành tinh khác, tính năng này của Mặt Trăng có thể nói là độc nhất vô nhị.

6. Hai mặt của Mặt trăng

Mặt trăng luôn một mặt về Trái đất khi đang quay. Đây là điều rất khó hiểu từ góc độ Thiên văn học. Vì quỹ đạo quay đồng bộ này cần có sự tính toán vô cùng chính xác.

7. Mật độ thấp

Vào năm 1969, NASA đã tạo ra một va chạm trên bề mặt Mặt Trăng để các phi hành gia của phi thuyền Apollo 12 có thể đo đạc sóng địa chấn phát ra. Mặt Trăng “rung lên” đến hơn 55 phút. Chấn động từ nhỏ rồi lớn dần lên, và duy trì ở cường độ lớn nhất trong khoảng 8 phút, sau đó biên độ sóng yếu dần rồi mất hẳn. Quá trình này diễn ra khoảng 1 tiếng, nhưng “dư âm ngân nga” kéo dài mãi.

Tốc độ truyền dao động bên trong Mặt Trăng là tương đương với tốc độ truyền dao động của kim loại, từ đó các nhà khoa học phòng đoán rằng phần trong của nó có một lớp vỏ kim loại, trên lớp vỏ này được che phủ bởi một tầng đá lỏng lẻo có độ dày từ 10 – 20 dặm Anh.

Xem thêm: Phát hiện mới: Mặt trăng có 1 cái đuôi giống sao chổi, mỗi tháng Mặt trời sẽ đi ngang qua nó 1 lần

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận