Dàn diễn viên gạo cội của "Sao Tháng Tám" ngày ấy giờ ra sao?
Với những thước phim chân thực đến ám ảnh về nạn đói năm 1945, về khối công nông, tri thức đã vùng lên tổng khởi nghĩa... "Sao Tháng Tám" đã tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Nếu ai đã từng xem "Sao Tháng Tám" thì chắc hẳn còn nhớ những dòng chữ chạy trên tập đầu phim thay cho phần khái quát bối cảnh tác phẩm: "Năm 1940, phát xít Nhật chiếm đóng các thuộc địa Pháp trên bán đảo Đông Đương, nhân dân Việt Nam bị thêm một tầng áp bức bóc lột nữa. Năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô chiến thắng phát xít thì ở Việt Nam, Việt Minh đã trở thành lực lượng hùng hậu nắm vững thời cơ tự chủ, tự lực, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Trước bối cảnh lịch sử vĩ đại đó, những người làm phim “Sao Tháng Tám” chỉ mong muốn thể hiện một số khía cạnh của tình hình xã hội có liên quan đến các nhân vật trong phim, hoạt động trong một phạm vi nhỏ ở nội, ngoại thành Hà Nội từ tháng 2 tới tháng 8/1945”.
Với những cảnh đời ai oán, xác xơ vì nạn đói, những dòng người dâng lên như nước lũ tràn đê, bộ phim của đạo diễn NSND Trần Đắc đã phản ánh chân thực và rất thành công những ngày sục sôi trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và nạn đói kinh hoàng năm ấy.
Nhắc đến "Sao Tháng Tám" thì không thể không nhắc đến dàn diễn viên gạo cội trong phim. Vậy những diễn viên ngày ấy bây giờ ra sao?
NSƯT Thanh Tú
NSƯT Thanh Tú vào vai nhân vật Nhu trong "Sao Tháng Tám". Vai diễn này đã giúp bà nhận giải Bông Sen Vàng cho hạng mục nữ diễn viên xuất sắc nhất vào năm 1977.
NSƯT Thanh Tú xuất thân là diễn viên của nhà hát kịch Hà Nội (trước đây là Đoàn kịch Hà Nội). Nữ nghệ sĩ không chỉ nổi tiếng ở lĩnh vực điện ảnh mà còn thể hiện tài năng ở lĩnh vực sân khấu.
Sau thành công của "Sao Tháng Tám", NSƯT Thanh Tú cũng xa rời màn ảnh nhỏ. Bà ít tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.
Được biết, giai đoạn 2010 - 2011, bà trở lại màn ảnh nhỏ với dự án phim truyền hình: Bà nội không ăn bánh pizza và Lời thú tội của Eva.
Mặc dù là diễn viên gạo cội được khán giả truyền hình yêu mến nhưng Thanh Tú lại có đời tư buồn khi trải qua 2 cuộc hôn nhân với đạo diễn Phạm Kỳ Nam và đạo diễn Lê Cường Việt.
Diễn viên Dũng Nhi
Diễn viên Dũng Nhi vào vai nam chính Kiên trong "Sao Tháng Tám" khi mới 20 tuổi. Dù là diễn viên tay ngang nhưng ông đã lột tả chân thực hình ảnh anh thanh niên tri thức đến với cách mạng nhưng vẫn đau đớn, xót xa cho chị gái.
Sau thành công của "Sao Tháng Tám", Dũng Nhi góp mặt trong nhiều dự án phim khác. Những năm qua ông vẫn miệt mài cống hiến cho nghệ thuật.
Hiện tại, Dũng Nhi là gương mặt quen thuộc trên màn ảnh nhỏ với các phim như: Bí thư tỉnh ủy, Đàn trời, Chạy Án... Dũng Nhi được đánh giá là nghệ sĩ đa tài, có khả năng biến hóa nhân vật. Đáng nói, nam nghệ sĩ có thể đóng cả vai chính diện và phản diện.
Cố NSƯT Đức Hoàn
Cố NSƯT Đức Hoàn vào vai Kiều Trinh - một nhân vật phản diện trong "Sao Tháng Tám" năm ấy. Trước vai diễn này, cố nghệ sĩ được biết đến với vai Mỵ trong phim "Vợ chồng A Phủ" của đạo diễn Mai Lộc. Kể từ năm 1967 đến 1972, NSƯT Đức Hoàn theo học lớp đạo diễn tại Đại học quốc gia Moskva.
Khi nhắc đến cố nghệ sĩ này thì không thể không nhắc đến hình ảnh một nữ diễn viên đa tài, có nhan sắc. Bà thành công trên cả 2 cương vị diễn viên và đạo diễn.
Những vai diễn gây ấn tượng của bà có thể kể đến như: Hoan trong Đi bước nữa, vợ Đoàn trong Bình minh trên rẻo cao. NSƯT Đức Hoàn qua đời vào năm 2003.
NSƯT Thanh Hiền
Trong "Sao Tháng Tám", NSƯT Thanh Hiền vào vai người nông dân tên Mến. Chính vai diễn này đã đưa bà đến với điện ảnh và truyền hình.
Năm đóng "Sao Tháng Tám", NSƯT Thanh Hiền mới 20 tuổi và trở thành một trong những diễn viên đầu tiên của thể loại phim nhựa bên cạnh nhiều tên tuổi đình đám như Bích Hằng, Thanh Tú, Trần Phương.
Từ khi bắt đầu diễn xuất cho đến năm 2020, bà đóng khung trong hình tượng người phụ nữ nông thôn hiền lành, cam chịu, khắc khổ. Tuy nhiên, mới đây, nữ diễn viên đã "thoát khỏi" vai diễn đóng đinh của mình.
Trong phim "Mùa hoa tìm lại", NSƯT Thanh Hiền vào vai phản diện. Bà đã thể hiện thành công 1 người mẹ tham lam, ích kỷ, bất chấp lý lẽ.
Cho đến thời điểm hiện tại, “Sao Tháng Tám” gần như là bộ phim duy nhất của điện ảnh Việt phản ánh thành công cuộc Cách mạng Tháng Tám và cũng là một trong những bộ phim về chiến tranh có sức sống mãnh liệt nhất của điện ảnh Việt Nam.
Xem thêm: Nghệ sĩ kể: Giải mã bí quyết hóa "mẹ chồng đáng ghét" của người phụ nữ hiền hậu nhất màn ảnh Việt
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận