Hội chứng lạ không thể "giam cầm" được cậu học trò yêu ca hát

Cô giáo cấp 3 chính là người giúp cậu học trò tên Đinh Viết Tường thoát khỏi sự "giam cầm" của hội chứng Tourette. Ba năm nay, Tường gọi cuộc sống của mình là "bình thường mới".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hội chứng lạ

Theo VnExpress, cậu học trò Đinh Viết Tường (19 tuổi, quê Vĩnh Linh, Quảng Trị) mắc hội chứng Tourette khi đang học lớp 7. Vào một ngày bình thường, cơ mặt của Tường đột nhiên co giật liên tục, miệng phát ra tiếng kêu như "chó con sủa", không thể kiểm soát được.

Cũng chính hội chứng lạ này đã khiến cơ thể Tường thường xuyên bị tổn thương. Mỗi lần khi cầm vật sắc nhọn trên tay, cậu hay tự làm mình bị thương. Những nét chữ cũng vì thế mà không thể thẳng hàng. Tay chân thường tự động va đập vào những nơi mà Tường cũng chẳng ngờ đến. Dù đã cố gắng tìm cách ngăn cơn co giật nhưng đều không thành. Nhiều khi co giật khiến cậu mệt lả. 

Nói về con trai, chị Đinh Thị Hiên tâm sự: Ban đầu còn đánh mắng con vì nghĩ con bày trò nghịch dại. Nhưng khi biết con mắc bệnh lạ, chị mới hốt hoảng đưa đi khắp nơi tìm cách chữa trị nhưng vô ích. Bác sĩ không kết luận được Tường mắc bệnh gì. Họ cũng chẳng dám châm cứu vì sợ mũi kim chưa cắm vào thì cơ thể Tường đã lại co giật.

cuoc-song-binh-thuong-moi-cua-cau-hoc-tro-mac-hoi-chung-la-5
Hội chứng lạ khiến Tường trở thành một đứa trẻ rụt rè, sợ sệt ánh mắt của người đời

Một lần nọ khi xem phim có một nhân vật cũng có triệu chứng giống hệt mình nên Tường mới biết bản thân bị mắc hội chứng Tourette. đây là một căn bệnh về thần kinh cực kỳ hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh khoảng hai phần nghìn (2/1.000) trẻ từ 5-15 tuổi. Hội chứng Tourette không có thuốc đặc trị, chỉ tập luyện và trị liệu tâm lý để cải thiện.

Từ ngày mắc bệnh, Tường cũng dần hiểu ra, cuộc sống của mình không thể bình thường như trước được nữa. Mỗi khi đi học, cậu đều nghe thấy những tiếng xì xào của bạn bè. Khi cả lớp đang chăm chú nghe giảng thì Tường lại phát ra những âm thanh kỳ quặc. Suốt những năm học cấp 2, Tường ngồi nép mình dưới cuối lớp, tránh thật xa các bạn để không làm ảnh hưởng đến bất kỳ ai.

Không chỉ ở trường gặp khó khăn trong giao tiếp mà ở thôn Tường cũng bị kỳ thị. Đám thanh niên trong thôn thấy cậu như vậy thì trêu đùa, thậm chí còn mở điện thoại ra quay rồi giả tiếng kêu của cậu để chế nhạo.

Có lần nọ, sau giờ học, Tường về quán cắt tóc của mẹ để nghỉ trưa. Vì sợ phiền người khác, cậu nép vào bên trong buồng để tránh. Lúc ấy, bệnh lạ lại tái phát, vị khách ở ngoài nghe thấy tiếng lạ liền hỏi mẹ cậu: "Quán chị nuôi chó hè (hả)?".

Khi nghe thấy câu hỏi của khách, ngực chị Hiên đau nhói nhưng không biết phải làm sao cả. Chi thương thân một thì thương con đến 8,9 phần. Chị tâm sự, Tường sinh ra đã không có bố, thiếu thốn tình cảm, giờ lại bị vậy, nhìn sao không xót lòng cho được.

Cũng từ những ánh mắt kỳ thị, những câu hỏi lạ của người đời mà Tường bắt đầu sống khép mình. Cậu bé trở nên lầm lũi, chỉ đi từ nhà đến trường, ngại ra ngoài chơi. Mỗi lần ra ngoài, cậu đều mặc áo rộng hoặc có mũ để che mặt, đi thật sớm hoặc về thật muộn để không bị chú ý. "Tôi thấy cô đơn cùng cực nhưng không giận mọi người, vì chính tôi cũng chán ghét cơ thể này", Tường nói.

Cuộc sống "bình thường mới"

Những tưởng hội chứng lạ trên sẽ "giam cầm" cả cuộc đời của Đinh Viết Tường, thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi khi cậu đặt chân vào cổng trường cấp 3. Hôm đầu tiên đến lớp mới, trường mới, cậu chọn một chiếc áo trùm kín đầu dù trời nắng nóng. Để không bị chú ý, Tường đứng sâu xuống bên dưới cuối lớp.

Nhìn thấy cậu học trò có biểu hiện lạ, cô giáo Phạm Thị Thùy Linh khuyên ra uống nước. Lúc này biết Tường mắc bệnh lạ, cô vui vẻ nói: "Thế thì em cứ tự nhiên đi".

Đó là lần đầu tiên trong đời có người bảo Tường "cứ tự nhiên đi". Đó là lần đầu tiên cậu học trò cảm giác mình được đối xử như một người bình thường. Và ngày hôm đó, Tường tự tin ứng cử vào chức Bí thư Đoàn lớp và được chấp thuận. 

"Thầy cô và các bạn đều thương và tập làm quen dần với tiếng kêu của em, xem như tiếng tích tắc của đồng hồ", cô Thùy Linh kể.

Biết học trò như vậy nên cô Linh đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu. Cô thuộc hết sở thích của cậu học trò này. Cô biết Tường thích hát nên đã xuất cậu biểu diễn trong chương trình văn nghệ của trường. "Khi tập trung cao độ vào hoạt động mình thích, cơ thể em ấy sẽ không giật hoặc phát tiếng kêu nữa", cô giáo nói.

Lần đầu đứng hát trước đông người, Tường ngại ngùng, đứng im như tượng, mắt đầu dò xét. Thấy thầy cô và bạn bè vỗ tay khích lệ, cậu tự tin hơn. Và những hôm sau, Tường cảm nhận được sự bình thường của mình khi các bạn thấy cậu đều tươi cười chào hỏi. "Tôi không thấy mình khác biệt nữa", chàng trai nói.

Năm lớp 12, mẹ và dượng cùng 2 em vào Đà Nẵng kiếm sống, Tường cùng em trai ở lại quê nhà trong phòng trọ ở gần trường. Hàng ngày, cậu tranh thủ đi hát đám cưới, đi nhảy các sự kiện để có thêm tiền trang trải cuộc sống, lo cho em trai. Ngoài ra, cậu học trò còn xin đi bưng bê cho quán trà chanh.

cuoc-song-binh-thuong-moi-cua-cau-hoc-tro-mac-hoi-chung-la-9
Cô Thùy Linh là người động viên, khích lệ giúp Tường từ cậu học sinh rụt rè, tự ti trở nên tự tin

Biết Tường ở trọ cùng em trai, cô Linh đã dành thời gian đến thăm và bật khóc kho thấy nơi hai anh sinh sống. Trong phòng trọ chỉ có một cái chăn mỏng, ít sách vở. Hai anh em nấu ăn bằng nồi cơm điện. 

"Tôi đi dạy 10 năm, chưa thấy học trò nào vất vả như thế", cô kể và cho biết, dù khó khăn Tường vẫn là học sinh giỏi ba năm cấp ba.

Trong lễ trưởng thành của học sinh khối 12, Tường là học sinh duy nhất không có phụ huynh đến dự. Hôm đó, cậu hát "Gánh mẹ", khiến những người ngồi dưới đều rơi nước mắt.

Tường tâm sự, bản thân rất yêu ca hát và mơ ước vào học viện Âm nhạc TP Hồ Chí Minh. Năm ngoái, trước giờ thi cậu bị mất giấy tờ, năm nay thì COVID-19 bùng phát khiến kỳ thi chưa thể diễn ra.

Hiện tại, Tường đang mắc kẹt trong phòng trọ ở Sài thành. Ngày ngày cậu học trò chỉ biết lấy tiếng hát vơi đi nỗi buồn. Tường chia sẻ video ca hát, tâm sự, chia sẻ với những người mắc chứng bệnh giống mình. Nhiều người cùng cảnh không biết mình bị gì, cho đến khi xem clip của Tường. Họ tâm sự từng bị gia đình đánh mắng vì tưởng giả vờ. Một số bạn trẻ thậm chí không dám bước ra ngoài.

Hôm nay, nhận được tin nhắn của một bạn đồng cảnh đang bất lực trước cuộc đời, Tường khuyên: "Hãy tự yêu bản thân trước khi muốn người khác yêu bạn. Cha mẹ sinh ra mình để sống, chứ không phải sống cho người khác".

Xem thêm: Nghị lực phi thường của cậu bé 'chim cánh cụt' vẽ ước mơ bằng đôi chân diệu kỳ

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Khi chia sẻ câu chuyện và tình yêu và nghị lực vượt trở thành nghệ sĩ múa không chân, Jen Bricker muốn truyền cảm hứng sống mạnh mẽ cho những người cùng cảnh ngộ.

Thông điệp truyền cảm hứng từ câu chuyện tình yêu và nghị lực phi thường của nghệ sĩ múa không chân
0 Bình luận

Cặp sinh đôi dính liền "1 thể xác, 2 linh hồn" từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người. Và giờ đây, điều họ mong mỏi nhiều nhất "ngôi nhà và những đứa trẻ".

Nghị lực phi thường của song sinh đôi dính liền '1 thể xác, 2 linh hồn' và ước mơ gặp được 2 chàng trai để yêu
0 Bình luận

Dù bị bại não từ nhỏ, phải chịu ánh mắt khinh thường của người khác, Lu Hong vẫn vượt lên số phận, trở thành triệu phú tự thân, chủ doanh nghiệp hơn 1000 m2.

Nghị lực phi thường của người đàn ông bại não khởi nghiệp thành công, trở thành triệu phú tự thân
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Danh sách 39 trường đại học miễn hoàn toàn học phí cho sinh viên

Dưới đây là danh sách 39 trường đại học miễn phí học phí cho mọi sinh viên theo học. Quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo.

Hải An
Hải An 14 giờ trước
Bé gái 2 tuổi bị bỏng 60% được cứu sống nhờ ghép da từ mẹ

Bé gái 2 tuổi bị bỏng nặng đến 60%, nhập viện trong tình trạng nguy kịch đã được Bệnh viện Nhi Đồng 2 ghép da cứu sống từ chính da của mẹ ruột.

Đăng Dương
Đăng Dương 22 giờ trước
Xúc động khoảnh khắc con trai gả mẹ 53 tuổi đi lấy chồng: “Dù ở độ tuổi nào, ai cũng xứng đáng có được những hạnh phúc riêng của mình”

Trong ngày cưới, người con trai đã chủ động trao tặng nhẫn vàng, kiềng vàng và bày tỏ lời cảm ơn, biết ơn vì công sinh thành, nuôi dưỡng, cũng như chúc phúc cho mẹ.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Mùa hè tình nguyện đặc biệt của những bạn trẻ Mỹ tại Việt Nam

Dù chỉ mới 16,17 tuổi và không phải là những thợ xây chuyên nghiệp nhưng nhóm bạn trẻ đến từ Mỹ đã không ngại ngần xắn tay áo, khiêng gạch, trộn xi măng giúp người dân Quảng Ngãi xây nhà tình nghĩa.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hà Nội chi 3.000 tỷ hỗ trợ bữa trưa cho học sinh tiểu học

Từ năm học 2025-2026 tới đây, 768.000 học sinh tiểu học ở Hà Nội, gồm cả công lập và tư thục, sẽ được hỗ trợ 20.000-30.000 đồng bữa ăn trưa mỗi ngày.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội

Nam sinh Nguyễn Mạnh Đức từng được biết đến với khoảnh khắc đưa em gái đến điểm thi nhờ anh chị tình nguyện viên trong hộ để vào thi lớp 10 đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Tin vui: Toàn dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí từ năm 2026

Từ năm 2026, người dân sẽ được khám sức khỏe định kỳ miễn phí ít nhất một lần mỗi năm, theo dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị đang được xây dựng.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Ông ngoại Hà Nội một tay chăm cháu 7 tháng tuổi từ A đến Z khiến cộng đồng mạng trầm trồ

Nhìn khoảnh khắc ông ngoại U70 chăm sóc cháu nhỏ từ bế ru, cho ăn, quấy cháu,… đến chơi cùng cháu cả ngày với thái độ ân cần, yêu thương khiến ai cũng xúc động và ngưỡng mộ.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cảnh sát Hà Nội huy động ca nô giải cứu nữ sinh viên chới với dưới sông Hồng

Nhận được thông tin một nữ sinh viên nhảy cầu Vĩnh Tuy, chới với dưới dòng nước xiết ở sông Hồng, Cảnh sát PCCC&CNCH đã kịp thời huy động ca nô để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 7 ngày trước
Khoảnh khắc ấm lòng: CSGT kịp thời hỗ đưa tài xế đột quỵ trên cao tốc đi cấp cứu

Phát hiện tài xế xe cẩu bất tỉnh trong cabin trên cao tốc Pháp Vân – Cầu GIẽ, CSGT đã ngay lập tức mở đường, hỗ trợ đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu.

Không chờ đủ thủ tục, bác sĩ quyết định phẫu thuật khẩn cấp cho chàng trai “vô danh, ví rỗng”

Chàng trai 20 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, không giấy tờ, không người thân. Không chờ đủ thủ tục, các bác sĩ quyết định mổ khẩn cầu để cứu người trong thời gian vàng.

Hải An
Hải An 05/07
Người dân Quảng Ngãi mở rộng vòng tay san sẻ chỗ ở với cán bộ từ Kon Tum chuyển về

Thấy các cán bộ Kon Tum mới chuyển về chưa có chỗ ở, người dẫn Quảng Ngãi đã mở rộng vòng tay giúp đỡ, chào đón, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống và công việc.

Thanh Tú
Thanh Tú 04/07
Không chỉ kịp thời đưa cháu bé tai nạn đi cấp cứu chiến sĩ CSGT còn hỗ trợ viện phí

Phát hiện cháu bé bị tai nạn giao thông khi đang trên đường làm nhiệm vụ, chiến sĩ đội CSGT số 6 (CATP Hà Nội) đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu và hỗ trợ một phần viện phí.

Hải An
Hải An 03/07
Giao hàng gặp trời mưa, nam shipper nhanh tay dọn đậu phộng giúp chủ nhà

Giao hàng gặp trời mưa, thấy nhà chỉ có người già và trẻ nhỏ, nam shipper liền nhanh tay gom đậu phộng giúp. Hành động ấm lòng khiến dân mạng tấm tắc khen ngợi.

Hải An
Hải An 03/07
Ấm lòng trước khoảnh khắc loạt ô tô che chắn cho xe máy qua cầu lúc mưa to gió lớn ở Hà Nội

“Những lúc này, tôi chỉ mong xe mình to hơn để che được nhiều người hơn”, chia sẻ của tài xế xe tải khiến nhiều người xúc động.

Hải An
Hải An 02/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất