Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giao thừa 2024?

Giao thừa là thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Với người Việt, đây là khoảnh khắc vô cùng thiêng liêng. Vậy, còn bao nhiêu ngày nữa đến Giao thừa 2024?

Đỗ Thu Nga
09:40 05/01/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Giao thừa là gì?

Giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ Tịch, từ 11h đêm ngày 29 đến 1h sáng ngày mùngt 1 Tết. Đây là đêm thiêng nhất của mọi gia đình Việt. Vì đó là thời điểm đất trời giao hòa - âm dương hòa hợp và bừng lên sức sống mới đầy hi vọng. 

Vào thời khắc này, các gia đình cùng làm lễ thắp hương cúng gia tiên, quây quần bên nhau, cùng xem pháo hoa để tiễn năm cũ, đón năm mới, cầu sức khỏe, may mắn, tài lộc...

Một năm thường có 2 giao thừa. Giao thừa dương lịch sẽ luôn là thời gian cố định diễn ra vào mỗi năm là đúng 12 giờ đêm của ngày 31 tháng 12 Dương lịch. Trong khi đó, giao thừa Âm lịch hay Tết Nguyên Đán sẽ diễn ra vào đúng 12 giờ đêm ngày 30 tháng Chạp Âm lịch. Nếu là tháng thiếu không có ngày 30 thì đêm Giao thừa sẽ rơi vào đêm ngày 29 tháng Chạp.

con-bao-nhieu-ngay-nua-den-giao-thua-2024-67

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Giao thừa 2024?

Theo Lịch vạn niên, Giao thừa dương dịch năm 2024 diễn ra vào lúc 0h ngày 01/01/2024, vào ngày này các nước ăn Tết theo dương lịch sẽ tổ chức nghỉ Tết.

Còn Giao thừa âm lịch 2024: diễn ra vào 0h ngày 10/02/2024 dương lịch, nhằm vào lúc 0h ngày 01 tháng 01 năm Giáp Thìn.

Người Việt Nam nghỉ Tết theo Tết âm lịch cổ truyền. Vì thế, chúng ta sẽ đón Giao thừa 2024 vào 0h ngày 10/02/2024 dương lịch, nhằm 0h ngày 01 tháng 01 năm Quý Mão. Vào ngày này các gia đình có thờ cúng tổ tiên sẽ thức để làm lễ cúng Gia tiên, cúng thần linh trời đất, cầu mong một năm may mắn, tài lộc, sức khoẻ, bình an và vạn sự như ý.

Một vài thông tin quan trọng về Giao thừa 2024

Lịch Âm Dương

Dương lịch: Thứ 7, ngày 10/02/2024

Âm lịch: 01/01/2024 - Ngày Giáp Thìn, tháng Bính Dần, năm Giáp Thìn

Nạp âm: Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to) - Hành Hỏa

Tiết Lập xuân - Mùa Xuân - Ngày Hoàng Đạo Kim Quỹ

con-bao-nhieu-ngay-nua-den-giao-thua-2024-0

Ngày Hoàng Đạo Kim Quỹ:

Giờ Tý (23h-01h): Là giờ hắc đạo Thiên lao. Mọi việc bất lợi, trừ những việc trấn áp thần quỷ (trong tín ngưỡng, mê tín).

Giờ Sửu (01h-03h): Là giờ hắc đạo Nguyên vũ. Kỵ kiện tụng, giao tiếp.

Giờ Dần (03h-05h): Là giờ hoàng đạo Tư mệnh. Mọi việc đều tốt.

Giờ Mão (05h-07h): Là giờ hắc đạo Câu trận. Rất kỵ trong việc dời nhà, làm nhà, tang lễ.

Giờ Thìn (07h-09h): Là giờ hoàng đạo Thanh long. Tốt cho mọi việc, đứng đầu bảng trong các giờ Hoàng Đạo.

Giờ Tỵ (09h-11h): Là giờ hoàng đạo Minh đường. Có lợi cho việc gặp các vị đại nhân, cho việc thăng quan tiến chức.

Giờ Ngọ (11h-13h): Là giờ hắc đạo Thiên hình. Rất kỵ kiện tụng.

Giờ Mùi (13h-15h): Là giờ hắc đạo Chu tước. Kỵ các viện tranh cãi, kiện tụng.

Giờ Thân (15h-17h): Là giờ hoàng đạo Kim quỹ. Tốt cho việc cưới hỏi.

Giờ Dậu (17h-19h): Là giờ hoàng đạo Kim Đường. Hanh thông mọi việc.

Giờ Tuất (19h-21h): Là giờ hắc đạo Bạch hổ. Kỵ mọi việc, trừ những việc săn bắn tế tự.

Giờ Hợi (21h-23h): Là giờ hoàng đạo Ngọc đường. Tốt cho mọi việc, trừ những việc liên quan đến bùn đất, bếp núc. Rất tốt cho việc giấy tờ, công văn, học hành khai bút.

Hợp - Xung:

Tuổi hợp ngày: Lục hợp: Dậu. Tam hợp: Thân, Tý

Tuổi xung ngày: Canh Thìn, Canh Tuất, Nhâm Tuất

Tuổi xung tháng: Nhâm Dần, Nhâm Thìn, Nhâm Thân, Nhâm Tuất, Giáp Thân

Kiến trừ thập nhị khách: Trực Mãn

Tốt cho các việc cầu tài, cúng bái, lễ tế, xuất hành, dựng nhà, mở tiệm

Xấu với các việc nhận chức, cưới xin, xuất vốn.

Nhị thập bát tú: Sao Đê

Việc nên làm: Sao Đê Đại Hung, mọi việc phải đề phòng.

Việc không nên làm: Kỵ động thổ, xây dựng, kinh doanh, xuất hành, cưới gả, các việc khác nên kiêng cữ.

Ngoại lệ: Sao Đê vào ngày Thân, Tý, Thìn trăm việc đều tốt, đặc biệt là ngày Thìn vì Sao Đê Đăng Viên tại Thìn.

Ngọc hạp thông thư:

Sao tốt:

Thiên phú: Tốt mọi việc, nhất là xây dựng nhà cửa, khai trương và an táng

Thiên tài: Tốt cho việc cầu tài lộc, khai trương

Lộc khố: Tốt cho việc cầu tài, khai trương, giao dịch

Thiên quý: Tốt mọi việc

Trực tinh: Tốt mọi việc, có thể giải được các sao xấu trừ Kim thần sát

Sao xấu:

Thổ ôn: Kỵ xây dựng, đào ao, đào giếng, xấu về tế tự

Thiên tặc: Xấu đối với khởi tạo, động thổ, nhập trạch, khai trương

Cửu không: Kỵ xuất hành, cầu tài, khai trương

Quả tú: Xấu với giá thú

Phủ đầu dát: Kỵ khởi tạo

Tam tang: Kỵ khởi tạo, giá thú, an táng

Không phòng: Kỵ giá thú

Trùng tang: Kỵ giá thú, an táng, khởi công xây nhà

Cúng Giao 2024 như thế nào?

Theo phong tục tập quán của người Việt, vào đêm giao thừa chính là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, gia đình sẽ bày một lễ cúng giao thừa ngoài trời và một lễ cúng giao thừa trong nhà. Với mục đích cầu cho mọi việc được suôn sẻ, sức khỏe và nhiều tài lộc đến gia đình.

con-bao-nhieu-ngay-nua-den-giao-thua-2024-3

Cúng giao thừa ngoài trời: mâm cúng sẽ được đặt trước cửa nhà, theo phong tục tập quán người Việt, thì sẽ có 12 vị Hành khiển luân phiên cai quản hạ giới, mỗi năm sẽ có 1 vị và thời điểm giao thừa chính là lúc chuyển giao công việc, thế nên vào thời gian này gia chủ sẽ bày mâm lễ trước cửa để tiễn vị hành khiển đương nhiệm về Trời và đón vị Hành khiển mới. Do quá vội nên các vị thường không có thời gian vào nhà nên phải đặt mâm lễ trước cửa.

Các vị hành khiển trong quan niệm người Việt:

Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.

Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.

Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan. 

Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.

Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.

Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.

Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.

Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.

Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.

Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.

Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.

Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.

Cúng giao thừa trong nhà: là lễ cúng mà gia chủ bày mâm lễ lên bàn thờ gia tiên để cầu mong cho một năm mới bình an, làm ăn phát đạt, con cái học hành thăng tiến, gia đình dồi dào sức khoẻ và nhiều thành công trong cuộc sống. Tuỳ theo điều kiện kinh tế của từng gia đinh mà mâm lễ sẽ khác nhau, thông thường sẽ gồm các vật phẩm sau: hương hoa, trà rượu, bánh mứt, gà luộc hoặc quay, mâm ngũ quả, Miền Bắc sẽ có thêm: xôi gấc, giò chả, bánh chưng, Miền Nam sẽ có thêm: thịt kho hột vịt, canh khổ qua nhồi thịt, dưa chua, củ kiệu...  

Xem thêm: Nên đặt mâm Cúng giao thừa ở hướng nào để rước tài lộc, đón may mắn?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận