Vua Musa - vị hoàng đế giàu nhất lịch sử nhân loại, chỉ 1 lần tiêu tiền đã khiến giá vàng tuột dốc 12 năm

Tạp chí Time từng miêu tả, Musa "giàu hơn những gì người ta có thể nghĩ". Khối tài sản ông sở hữu lên đến 400 tỷ USD.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vua Musa là ai?

Musa I (k. 1280 – k. 1337) là Mansa thứ 10 của Đế quốc Mali giàu có ở Tây Phi. Thời điểm ông lên ngôi, đế quốc Mali kiểm soát những lãnh thổ trước đây thuộc Đế quốc Ghana ở miền nam Mauritanie và Melle (Mali) ngày nay cùng các vùng đất xung quanh nó. 

Trong suốt quá trình trị vì của mình, ông mang nhiều quốc hiệu như: Êmia của Melle, Chúa các mỏ Wangara và Người chinh phục Ghanata và ít nhất cả tá tước hiệu khác. Trong thời đại của mình, ông đã cho mở rộng đáng kể lãnh thổ Mali sau khi xâm chiếm 24 thành phố và những khu vực khác. Khi qua đời vào năm 1337, ông tích lũy số của cải lớn đến mức khó có thể tính chi tiết và "nhiều hơn bất cứ ai có thể mô tả".

chuyen-hanh-huong-xa-hoa-the-gioi-cua-vua-musa-5
Đế chế Mali do vua Musa quản lý

Musa nổi tiếng khắp thế giới bởi sự giàu có và lối chi tiêu xa hoa, lãng phí đến vô độ. Theo nhiều tài liệu, chỉ riêng số vàng mà Musa tiêu xài trong chuyến đi đến  Ai Cập khiến thị trường vàng nước này tuột dốc mất 12 năm mới có thể phục hồi được. Tạp chí Time từng miêu tả, Musa "giàu hơn những gì người ta có thể nghĩ đến".

Vua Musa sở hữu khối tài sản gấp đôi Jeff Bezos

Mansa Musa sinh năm 1280 trong một gia đình hoàng tộc. Anh trai của ông là Mansa Abu-Bakr - cai trị đế chế cho đến năm 1312 thì ông thoái vị để đi thám hiểm xuyên Đại Tây Dương và không trở về. Sau đó Musa thừa kế ngôi vị.

Nhà sử học  Syria thế kỷ 14 Shibab al-Umari, Abu-Bakr bị ám ảnh bởi Đại Tây Dương và những gì bên ngoài. Ông đã bước vào một cuộc thám hiểm với một hạm đội gồm  2.000 tàu và hàng ngàn đàn ông, phụ nữ và nô lệ. Họ đi thuyền, và không bao giờ quay trở lại. Nhưng nhà sử học người Mỹ quá cố  Ivan Van Sertima lại cho rằng, đoàn thám hiểm đã đến Nam Mỹ. Song ông không đưa ra được bằng chứng để chứng minh điều đó.

Kể từ khi lên ngôi, Musa đã giúp vương quốc Mali phát triển đáng kể. Ông đã sát nhập 24 thành phố, tạo nên một vương quốc  trải dài khoảng 2.000 dặm, từ bờ Đại Tây Dương tới tận Niger ngày nay. Nếu tính theo bản đồ hiện tại, thì vương quốc của ông bao gồm Senegal, Mauritania, Mali, Burkina Faso, Niger, The Gambia, Guinea-Bissau, Guinea và Bờ Biển Ngà.

chuyen-hanh-huong-xa-hoa-the-gioi-cua-vua-musa-8
Musa là vị vua giàu nhất lịch sử nhân loại

Với việc cai trị một quốc gia lớn như vậy, vương quốc của Musa sở hữu khối tài nguyên khổng lồ là muối và vàng. Theo ghi chép ở Bảo tàng Anh, triều đại của Musa đã chiếm gần gần 1 nửa vàng của Thế giới cũ. Và tất nhiên nó đều thuộc về nhà vua. 

Kathleen Bickford Berzock - người chuyên về nghệ thuật châu Phi tại Bảo tàng nghệ thuật Block tại Đại học Tây Bắc: “Là người cai trị, Mansa Musa có quyền lực gần như vô hạn với nguồn của cải có giá trị cao nhất trong thế giới thời trung cổ. Các trung tâm thương mại lớn buôn bán vàng và các hàng hóa khác cũng nằm trong lãnh thổ của ông và ông đã thu được sự giàu có từ những giao dịch này". 

Với khối tài sản khổng lồ, Musa bắt đầu xây dựng các cung điện lớn, nhà thờ Hồi giáo và trường đại học tại vương quốc của mình. Hai trong số các di tích đó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Một số tài liệu ghi chép, mỗi thoi vàng mà ai đó tìm thấy trong miền đất của Mali thì đều phải dâng lên cho vua một nửa. Nhờ đó mà kho vàng của Mali ngày càng được làm đầy hơn.

Vào thế kỷ 14, trong khi các nước châu Âu phải vật lộn với nội chiến, tình trạng thiếu hụt tài nguyên thì kinh tế Mali lại được phát triển mạnh mẽ nhờ trữ lượng tài nguyên thiên nhiên lớn. 

Nếu ước lượng sự giàu có của vua Musa ra tỷ giá hiện tại, ông ấy đã từng sở hữu một khối tài sản gấp đôi Jeff Bezos tương đương hơn 400 tỷ USD.

Mặc dù vậy, danh tiếng của ông chỉ được biết đến sau khi thực hiện cuộc hành hương tới thánh địa Mecca huyền thoại. 

Cuộc hành hương đắt đỏ nhất lịch sử nhân loại

Vào năm 1324, Musa thực hiện cuộc hành hương đến thánh địa Mecca theo truyền thống đạo Hồi. Vị hoàng đến giàu có này bắt đầu hành hương từ Mali tới thánh địa Mecca cùng đoàn tùy tùng 60.000 người.

Theo một số nhà sử học, đó là chuyến đi có tính toán của Musa. Các nhà sử học cho rằng, thông qua chuyến đi, vua Musa vừa muốn quảng bá sự giàu có của đế chế Mali, vừa muốn thể hiện sự sùng đạo của bản thân. 

chuyen-hanh-huong-xa-hoa-the-gioi-cua-vua-musa-9
Cuộc hành hương của ông tiêu hết 12,3 tấn vàng

Vua Musa đã mang theo toàn bộ triều đình trong chuyến đi này gồm các thẩm phán, quan chức, thương nhân, sứ giả cùng 60.000 người hầu và 12.000 nô lệ. Tất cả họ đều mặc trang phục là lụa Ba Tư sang trọng, gấm thêu kim tuyến và trang sức bằng vàng ròng. Vua Musa còn đóng cả đoàn tàu dài chỉ để chở gia súc, hàng hóa và tất nhiên cả khối lượng của cải toàn vàng là vàng của mình. 

Theo nhà sử học Ibn Khaldun, mỗi lần nghỉ chân, nhà vua đều mang  những của ngon vật lạ ra thiết đãi cận thần. Khi tới Cairo (thủ đô Ai Cập), Mansa Musa dùng vàng để mua hàng, quà tặng cho dân chúng nghèo trong thành phố. 

Việc làm này của Musa đã làm giảm giá trị vàng Ai Cập lúc bấy giờ và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nước này. Một số ghi chép khác cho rằng, sau chuyến ghé thăm của Musa, Ai Cập đã mất 12 năm để phục hồi lại như cũ.

chuyen-hanh-huong-xa-hoa-the-gioi-cua-vua-musa-0
Đoàn quân hành hương cùng Musa

Các nhà sử học đã tiến hành tính toán và xác định, vua Musa đã chi tổng cộng 12,3 tấn vàng cho cuộc hành hương này dẫn đến sự mất giá trên khắp khu vực Trung Đông và làm thiệt hại đến khoảng 1,5 tỷ USD cho nền kinh tế ở đây thời kỳ đó.

Theo bài viết của Al-Umari, vua Musa đã tiêu hết vàng ở Ai Cập. Khi hết tiền, ông liền vay của các thương gia Cairo để tiêu. Thậm chí Musa còn sẵn sàng trả lãi cực kỳ lớn làm bất cứ ai cũng phải sáng mắt, được bảo đảm bằng trữ lượng vàng vẫn còn trong lòng đất ở quê nhà Mali.

Khép lại cuộc hành hương, Musa trở về từ Mecca với nhiều học giả Hồi giáo, trong đó có hậu duệ trực tiếp của nhà tiên tri Mohammad và một nhà thơ, kiến trúc sư nổi tiếng Abu Es Haq es Saheli. Đây là người đã thiết kế nhà thờ Hồi giáo Djinguereber ở Timbuktu. Để xây dựng nhà thờ Hồi giáo Djinguereber ở Timbuktu, Mansa Musa đã chi cho Abu Es Haq es Saheli 200 kg (tương đương 8,2 triệu USD thời điểm đó) vàng công thiết kế. 

chuyen-hanh-huong-xa-hoa-the-gioi-cua-vua-musa-6
Nhà thờ Hồi giáo Djinguereber ở Timbuktu được Musa cho xây dựng vào năm 1327 sau chuyến hành hương đến Mecca. Hiện di tích này vẫn tồn tại cho đến ngày nay

Sự giàu có của vua Masu đã giúp tên tuổi của ông được ghi trong  bản đồ khi hình minh họa chân dung xuất hiện trong cuốn "Catalan Atlas" ra đời năm 1375. Đây là một trong những bản đồ thế giới quan trọng nhất ở châu Âu thời Trung cổ.

Sau 25 năm cai trị Mali, vua Musa qua đời ở tuổi 57 (năm 1337). Ông truyền ngôi lại cho con trai là Mansa Maghan. Song vị vua trẻ này không thể duy trì sự giàu có và nền hòa bình cho Mali như bố của mình.

Đến cuối thế kỷ 14, các vùng đất của Mali dần bị đế chế Songhay chiếm đóng. Nguồn tài nguyên quốc gia cũng bị cạn kiệt. Đến thế kỷ 15, Mali trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha. 

Danh sách 10 người đàn ông giàu nhất mọi thời đại
- Mansa Musa (1280-1337, vua của đế chế Mali), với sự giàu có không thể tượng tượng nổi
- Augustus Caesar (63 TCN-14 SCN, hoàng đế La Mã): 4,6 nghìn tỷ USD
-Tống Thần Tông (1048-1085, hoàng đế Trung Quốc) với sự giàu có không đo đếm được
- Akbar I (1542-1605, hoàng đế của triều đại Mughal của Ấn Độ): sự giàu có không đo đếm được
- Andrew Carnegie (1835-1919, nhà công nghiệp người Mỹ gốc Scotland): 372 tỷ USD
- John D Rockefeller (1839-1937) Ông trùm kinh doanh người Mỹ): 341 tỷ USD
- Nikolai Alexandrovich Romanov (1868-1918, Sa hoàng Nga): 300 tỷ USD
- Mir Osman Ali Khan (1886-1967, hoàng gia Ấn Độ): 230 tỷ USD
- William The Conqueror (1028-1087): 229,5 tỷ USD
- Muammar Gaddafi (1942-2011, nhà cai trị lâu đời của Libya): 200 tỷ USD

Lối sống tiết kiệm kỳ lạ của vị vua sở hữu khối tài sản kếch xù có thể "nuôi cả thế giới": Mỗi tuần chỉ tiêu 30.000 đồng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Nguyễn Văn Thoại là một danh tướng nổi tiếng, có công lớn trong việc xây dựng triều đại Nguyễn và khai khẩn miền Nam nước ta khi xưa.

Chuyện kể về vị hổ tướng dám cãi lệnh vua vì không muốn đối đầu bạn trên chiến trường
0 Bình luận

Phù não được cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lý Tiểu Long. Song đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết cho rằng, Lý Tiểu Long bị đầu độc hay bị cao thủ điểm huyệt chết. Và thậm chí, Lý Tiểu Long chết do bị... say nắng.

Vua kungfu Lý Tiểu Long mất mạng do bị... say nắng?
0 Bình luận

Bà Lê Thị Dinh - cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn từ trần ngày 21/2, hưởng thọ 102 tuổi.

Cung nữ cuối cùng của triều nhà Nguyễn vừa qua đời là ai?
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 16 phút trước
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 giờ trước
Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 8 giờ trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

PC Right 1 GIF
Đề xuất