Chùa Tam Chúc - mảnh ghép cuối cùng trong "trục du lịch tâm linh" lớn nhất Việt Nam

Chùa Tam Chúc hiện là ngôi chùa lớn nhất thế giới và được ví giống như "Vịnh Hạ Long trên cạn". Chùa Tam Chúc hợp với chùa Bái Đính và chùa Hương tạo nên tam giác "trục du lịch tâm linh" lớn nhất nước.

Đỗ Thu Nga
14:12 11/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chùa Tam Chúc ở đâu?

Tỉnh Hà Nam (Việt Nam) là một mảnh đất bình yên, chân chất. Người dân Hà Nam sống hiền hòa, mến khách. So với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, du lịch Hà Nam chưa thật sự phát triển và được chú ý như các tỉnh thành khác.

Song vài năm trở lại đây, Hà Nam trở thành tâm điểm du lịch tâm linh với ngôi chùa Tam Chúc - chùa lớn nhất thế giới. Chùa Tam Chúc nằm trong khu du lịch Tam Chúc ở thị trấn Ba Sao (Kim Bảng, Hà Nam). Chùa Tam Chúc sở hữu vị trí vô cùng đắc địa, phía đằng sau là núi Thất Tinh, phía trước là hồ Lục Nhạc. Trong hồ có 6 hòn đảo nhỏ theo tương truyền đó là 6 chiếc chuông mà ông trời đã ban cho nơi đây.

kinh-nghiem-du-lich-chua-tam-chuc-tu-a-den-z
Chùa Tam Chúc nhìn từ trên xuống

Chùa Tam Chúc được xây dựng trên nền của chùa Tam Chú cổ, theo các hiện vật thu được, các nhà khảo cổ kết luận rằng ngôi chùa này đã có niên đại hơn 1000 năm. Trải qua bao thăng trầm của không gian, thời gian nhưng nơi ấy vẫn lưu lại những cột gỗ, cột đá, xà đá.

Chùa Tam Chúc hợp với chùa Bái Đính (Ninh Bình) và chùa Hương tạo thành tam giác "trục du lịch tâm linh" lớn nhất nước ta, thuận lợi về mặt địa lý, giao thông đi lại và tiềm năng phát triển du lịch tâm linh. Trục đường kết nối thẳng 3 điểm này được xây dựng khi đó khoảng cách từ chùa Hương đến chùa Tam Chúc chỉ 20km.

Sự tích chùa Tam Chúc

Tương truyền, Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh. Cụ thể, trên dãy núi ở hướng Tây Nam hướng về chùa Hương có 99 ngọn núi. Trong đó có 7 ngọn núi gần với làng Tam Chúc nhất, được dân làng gọi là núi Thất Tinh. Ngôi chùa ở đây được gọi là chùa Thất tinh.

kinh-nghiem-du-lich-chua-tam-chuc-tu-a-den-z-1
Tương truyền, Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết về Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh

Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện 1 đốm sáng tựa như 7 ngôi sao tỏa sáng ánh hào quang. Người người thấy ánh hào quang quanh đó thì kéo đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống rồi đốt trong nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao.

Trong 7 ngôi sao có 4 ngôi sao bị sốt nhiều nên đã mờ dần, chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế ngôi chùa Thất Tinh sau này được đổi thành chùa Ba Sao hay chùa Tam Chúc ngày nay.

Kiến trúc ấn tượng của chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc được xây dựng lại trên nền chùa Tam Chúc ổ với các hạng mục: Cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, Điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc. Chùa nằm ở phía Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc (hay hồ Lục Nhạc) - nơi được ví như "Vịnh Hạ Long trên cạn".

Nhà khách Thủy Đình ở chùa Tam Chúc là nơi đầu tiên Phật tử và du khách đặt chân đến chùa. Vào điểm này để chụp ảnh, mua vé lên thuyền và tham quan nội thất, tranh ảnh bên trong chùa.

Ở bên trong Thủy Đình được bày biện trang nghiêm. Xung quanh được treo nhiều bức tranh có gắn đèn, mô tả cảnh quan toàn khu du lịch tâm linh Tam Chúc.

Tiếp đến là cổng Tam Quan - nơi đây được xây dựng rất đồ sộ. Trước cổng có bến thuyền, là địa điểm trả khách của xe điện. Vào các dịp lễ lớn, khu vực này rất đông du khách đến. Hai bên cổng Tam quan là hai con đường lớn để du khách và Phật tử đi bộ lên các điện chính trong chùa. Điểm này khá giống chùa Bái Đính - Ninh BÌnh.

kinh-nghiem-du-lich-chua-tam-chuc-tu-a-den-z-2
Cổng Tam Quan độ sộ của chùa Tam Chúc

Từ cổng Tam Quan đến điện Quan Âm phải đi qua 32 cột Kinh (Vườn Cột Kinh). Vườn cột kinh lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình). Vườn Cột Kinh của chùa Tam Chúc được dựng với quy mô lớn. Mỗi cột nặng khoảng 200 tấn, được là từ đá xanh của Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế với chân cột là đài hoa sen, thân hình lục giác, điêu khắc thủ công các lời Phật dạy, đỉnh là nụ hoa sen.

Tam điện được xem là nơi nguy nga nhất nhì chùa Tam Chúc. Tại đây có 3 chính điện là Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung duy nhất là cả 3 điện điều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia.

Những bức phù điêu trong Phật điện đều là những câu chuyện về cuộc đời Đức Phật. Các bảo điện dẫn lối bởi những bậc thang cao  phía 2 bên. Càng đi lên cao thì cảnh sắc sẽ càng hấp dẫn hơn; với những thác nước lớn chảy nhẹ và được bao quanh bởi những hàng cây xanh cùng nhiều loài hoa đẹp mắt.

Những phiến đá ở bên trong được lấy từ miệng núi lửa cũng được tạc tại Indonesia rồi mới chuyển về chùa Tam Chúc, lắp ráp thành các bức tường. Nếu quan sát kỹ thì có thể nhìn rõ dấu tích của nham thạch.

kinh-nghiem-du-lich-chua-tam-chuc-tu-a-den-z-0
Điện Tam Thế

Tại Điện Pháp Chủ chùa Tam Chúc nằm dưới điện Tam Thế. Điểm nhấn trong điện là 4 bức phù điêu lớn bao trùm các bức tượng. Mỗi bức phù điêu mô tả một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca mâu Ni, từ khi Ngài Đản sinh, Thành Đạo, Thuyết Pháp và Niết Bàn.

Điện Tam Thế là tòa lớn nhất. Tại đây có 3 pho tượng Tam Thế, đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Ba pho tượng Phật lớn được làm bằng đồng đen ngay giữa chính điện. Điện Tam Thế cao 39m, sàn rộng 5.400 m2, đủ cho 5.000 Phật tử hành lễ cùng một lúc. Ba pho Tam Thế là tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Mỗi bức có trọng lượng hơn 200 tấn. Phía sau mỗi bức tượng là một cánh sen dát vàng. Những cánh cửa gỗ lớn luôn mở rộng tại điện là địa điểm được nhiều du khách lựa chọn để chụp ảnh.

Một điểm ấn tượng khác, ở khuôn viên điện Tam Thế có cây bồ đề được chiết từ "Cây Bồ đề Vĩ Đại Cát Tường" 2125 năm tuổi ở thánh tích Mahamegha, Sri Lanka. Theo ghi chép, năm 247 (trước công nguyên), Vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía nam của cây Bồ Đề thiêng ở Bodh Gaya – Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo). Quốc đảo Sri Lanka được nhận được nhánh cây Bồ đề quý từ công chúa Công chúa Sanghamitta – do vua A Dục cử sang để trao tặng.

Trong bức thư gửi Việt Nam nhân sự kiện thỉnh cây bồ đề quý về Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka viết: “Tôi rất vinh dự được gửi thông điệp chào mừng sự kiện lịch sử Sri Lanka tặng cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề tổ linh thiêng của đất nước chúng tôi cho Việt Nam trồng tại chùa Tam Chúc. Cây bồ đề sẽ là một vị sứ giả của tình hữu nghị lâu bền giữa hai đất nước chúng ta, góp phần thắt chặt sự giao lưu văn hóa giữa hai đất nước. Cầu mong cây bồ đề thiêng này sẽ mang lại hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam của các bạn”. 

kinh-nghiem-du-lich-chua-tam-chuc-tu-a-den-z-9
Chùa Ngọc - Đàn Tế trời ở chùa Tam Chúc

Tại trước sân diện có đặt một chiếc vạc đồng đen khổng lồ, cao khoảng 4 mét. Trên mặt của thân vạc đều được điêu khắc các danh lam thắng cảnh tâm linh nổi tiếng của Việt Nam và trích dẫn về Thiền sư Nguyễn Minh Không – sư tổ chùa Bái Đính. Ở phần cuối cũng nhắc đến việc chùa Tam Chúc sẽ phục dựng tứ đại khí.

Ngoài ra, chùa Tam Chúc còn sở hữu thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5,5kg được đặt tên là “The Moon Puzzle” trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng. Khối đá thạch mặt trăng rơi từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước, nó được tìm thấy vào năm 2017. Ngày 19/10/2018, tại Trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston (Mỹ), Doanh nghiệp Xuân Trường tại Ninh Bình đã trúng đấu giá khối đá này và trưng bày tại chùa Tam Chúc.

Chùa Ngọc - đàn tế trời của chùa Tam Chúc là ngôi chùa được chế tác hoàn toàn từ đá granit và hoàn toàn không dùng bê tông. Nên dù diện tích sàn chỉ có 13m2 thôi nhưng ngôi chùa này có mức nặng khoảng 2000 tấn. Chùa Ngọc có chiều cao 15m, được xây dựng từ các phiến đá đỏ, có 3 tầng với mái cong, diện tích 36m2. Trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn, toàn bộ khối ngọc để chế tác tượng Phật nhập khẩu từ Myanmar.

Đình Tam Chúc là ngôi đình thời Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Một ngôi đình nằm ở giữ hồ nước rộng, lưu giữ những dấu tích cổ từ thời nhà Đinh.

Đình Tam Chúc nối chùa Tam Chúc bằng một cây cầu dích dắc bắc qua hồ Lục Ngạn. Dưới đáy hồ có nhiều loài động thực vật sinh sống. Vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

Giá vé và phương tiện đi đến chùa Tam Chúc

Như đã chia sẻ, chùa Tam Chúc nằm ở xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam. Chùa nằm cách trung tâm TP Hà Nội khoảng 70km. Hiện nay có nhiều cách để di chuyển đến chùa.

Theo thông tin từ chùa Tam Chúc, du khách vào chùa có thể lựa chọn 2 phương tiện di chuyển là:

- Đi thuyền: 200k/người/ lượt đi về

- Đi xe điện: 90k/người/lượt đi về

Nếu du khách ở các tỉnh xung quanh Hà Nam, có thể đến chùa Tam Chúc bằng các phương tiện như:

Đi xe bus

Di chuyển bằng xe bus thì mất khá nhiều thời gian và phải trải qua 2 chuyến để đến chùa. Du khách có thể đi đi tuyến bus 206 xuất phát từ bến Giáp Bát – Phủ Lý ( vé xe khoảng 35k/ lượt). 

kinh-nghiem-du-lich-chua-tam-chuc-tu-a-den-z-8
Cung đường từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc

Đi xe khách Hà Nội - chùa Tam Chúc

Đây cũng là một phương án cho khách du lịch ở Hà Nội hoặc các tỉnh khác. Du khách có thể bắt tuyến xe khách Hà Nội – Hà Nam ( vé xe 50k/ người). Sau đó dừng ở thị trấn Ba Sao và bắt xe ôm để vào chùa ( chi phí khoảng 20 – 30k nhé! ). Một số tuyến xe khách sẽ chỉ dừng ở Phủ Lý – Hà Nam; nếu dừng ở đó thì bạn còn các Tam Chúc khoảng 10km và chi phí đi xe ôm vào chùa sẽ cao hơn.

Đi xe máy

Du khách có thể rủ "hội bạn thân" cùng đi xe máy đến chùa Tam Chúc hoặc có thể thuê xe máy để đi. Quãng đường từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc khoảng 60km. 

Với xe máy, du khách có thể di chuyển theo cung đường: Chạy xe dọc quốc lộ 1A qua cầu Giẽ. Sau đó tiếp tục chạy thẳng là đến được Hà Nam. Hoặc chạy quốc lộ 21B từ Ba La – Hà Đông cũng đi thẳng được đến nơi.

Trong trường hợp đi ô tô tự lái thì du khách có thể đi cao tốc Hà Nội - Ninh Bình. Khi đến nút giao Đại Xuyên rẽ phải rồi tiếp tục đi vào quốc lộ 1A. Hoặc chạy thẳng quốc lộ 1A từ Giải Phóng, tuy nhiên tuyến này sẽ đông phương tiện đi lại, hay và tắc vào giờ cao điểm nên bạn lưu ý xem bản đồ để xem tình hình giao thông sau đó quyết định lựa chọn tuyến đường đi hợp lý.

Nếu đã đi chùa Tam Chúc thì du khách có thể tiện ghé qua một số điểm du lịch khác gần đó như: khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng; khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc; khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang;…

Thời diểm đi chùa Tam Chúc đẹp nhất là từ tháng 8 - 10 hoặc từ tháng 1 - 3 hàng năm. Vào tháng 8 - 10 là khoảng thời gian thiên nhiên ở Tham Chúc đẹp nhất. Vào dịch từ tháng 1 - 3 là mùa lễ hội với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Ngoài ra, mỗi ngày chùa sẽ mở cửa đón khách đến 21h. Vì vậy, nếu có cơ hội bạn hãy đến đây vào buổi tối và chiêm ngưỡng khung cảnh huyền, tịnh tâm của chùa Tam Chúc

Một số điều cần lưu ý khi đến chùa Tam Chúc

- Khu du lịch Tam Chúc có diện tích khoảng 4.000 ha, vì thế du khách cần tham khảo trước bản đồ để tiết kiệm thời gian và tránh bị lác.

- Nếu đi vào các ngày lễ, Tết hoặc mùa du lịch thì nên lựa chọn xe ôm để di chuyển, vì xe điện sẽ phải xếp hàng rất lâu.

- Chùa Tam Chúc là nơi tôn nghiêm nên mặc trang phục đứng đắn, kín đáo và nên đi giầy thể thao vì khuôn viên rất rộng.

- Bước vào các điện thì nên đi cửa phục, không nên bước vào bằng cửa chính giữa. Tuyệt đối không được dẫm chân lên bậu cửa.

- Bên ngoài chùa có nơi để bạn thắp nhang. Vì vậy, hãy hạn chế thắp hương bên trong chùa vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Chỉ cắm 1 nén hương vào bát hương và không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ…

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận