Chùa Phật cô đơn ở đâu?

Chùa Phật cô đơn là tên gọi chùa "Bát Bửu Phật Đài". Đây là ngôi chùa tọa lạc tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm TP Hồ Chí MInh khoảng 30km về hướng Tây Nam.

Đỗ Thu Nga
11:53 19/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chùa Phật cô đơn ở đâu?

Với tâm nguyện tôn tạo ngôi Tam bảo làm chỗ nương tựa tâm linh cho đồng bào noi gương đạo đức sống yên ổn, cư sĩ Lê Chí Bình đã phát tâm cúng dường khu đất rộng chừng 30 hecta của gia đình, trong đó kiến tạo ngôi chùa Thanh Tâm bên kênh Cầu Xáng. 

Chùa được hoàn thành và an vị Phật vào ngày 12/7/1956. Tại đây ngay từ buổi ban đầu đã có một nhánh cây bồ đề được chiết từ đại thọ bồ-đề ở Benares, Ấn Độ - nơi Đức Thế Tôn tọa thiền để nhắc nhở thập phương về gốc tích của đạo thiêng.

Được biết, ngôi chùa Thanh Tâm được tôn tạo với tâm nguyện để nhắc nhở cho lòng người trong sạch mỗi khi vào chùa chiêm bái. Cư sĩ Lê Chí Bình đã bộc bạch khi đề cập về lịch sử của Bát Bửu Phật Đài trong ngày lễ an vị tôn tượng Đức Bổn Sư ngày 25/8/1981, là duyên để chuyển hóa vùng đất này thành thánh địa. 

Tìm lại tư liệu xưa cho thấy, nơi đây từng ứng hiện nhiều sự màu nhiệm ngoài cả sự suy tưởng của con người bình thường, làm cho lòng người yên ổn dẫu vùng đất này trải qua bao phen binh lửa khốc liệt, thăng trầm trong chiến tranh.

chua-phat-co-don-o-dau
Chùa Phật cô đơn từng bị chiến tranh tàn phá

Chùa Thanh Tâm bắt đầu kiến tạo từ năm 1955, hoàn thành năm 1956, Bát Bửu Phật Đài được tôn tạo từ đầu năm 1959 và hoàn thành năm 1961. Phật đài có kiến trúc hình bát giác, cao 3 mét. Trên đài, tôn trí tượng Đức Phật Thích Ca cao 7 mét, nặng 4 tấn do Hội Phật học Nam Việt chủ trương tôn tạo, với sự tùy hỷ hiến cúng của cư sĩ Hội trưởng Chánh Trí Mai Thọ Truyền.

Việc cung thỉnh tôn tượng Đức Phật từ chùa Xá Lợi về Xầu Xáng (Đức Hòa) trong điều kiện bấy giờ hết sức khó khăn. Chư vị tôn đức và cư sĩ lúc đó đã tổ chức nhiều cuộc cầu nguyện, chuyên tâm trì tụng kinh Pháp hoa trong thời gian dài liên tục và nhờ năng lực trì hộ trì đó, nhiều duyên lành huyền nhiệm đã xuất hiện, vượt qua mọi trở ngại, thành tựu tốt đẹp. Lễ an vị Phật được tổ chức vào các ngày 22 đến 25/8/1961 vào mùa Vu lan - báo hiếu năm Tân Sửu trong sự hoan hỷ của đông đảo Tăng Ni, Phật tử.

Trải qua chiến tranh khốc liệt, chùa Thanh Tâm cũng bị thiêu rụi, nhưng lạ lùng thay, kim thân Đức Phật lộ thiên vẫn sừng sững tĩnh lại,. Di dân tản, nơi đây không bóng người, chỉ duy Đức Phật vẫn ở đó, an nhiên, có lẽ do vậy mà Bát Bửu Phật Đài được người dân, chỉ duy Đức Phật vẫn ở đó, an nhiên. 

Có lẽ cũng vì thế mà Bát Bửu Phật Đài được người dân, các đoàn thanh niên xung phong đến đây lao động công ích năm 1976 truyền miệng là chùa “Phật Cô Đơn” - Đức Phật một mình giữa đồng không hoang vắng… Tên gọi dân gian này lan tỏa và đi vào lòng người từ đó.

Sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, với những ứng hiện mầu nhiệm, dần dần Bát Bửu Phật Đài trở thành nơi mà người dân không chỉ tại thành phố mà cả các tỉnh thành lân cận đến lễ bái, cầu nguyện ngày một đông hơn.

Về kiến trúc chùa Phật cô đơn: Chùa được xây dựng trên mảnh đất 30ha. Chính vì vậy, mọi không gian trong chùa các khu điện thờ đều vô cùng khang trang, rộng rãi. Hiện nay chùa được tu sửa khá nhiều nhưng vẫn mang vẻ hoang sơ, cổ kính - đặc trưng của những ngôi chùa cổ ở Việt Nam.

Cổng tam quan của chùa được xây dựng cao, to và vô cùng trang nghiêm với đường trạm trổ uốn lượn và vô cùng tinh xảo. Khuôn viên chùa được xây dựng trên diện tích 5ha, chính vì thế nơi đây được trưng bày và thờ rất nhiều tượng phật khác nhau. 

Đi qua khuôn viên của chùa là chánh diện. Đây là nơi thờ tụng phật Di Đà, kế bên là tượng phật Tiêu Diện và thần Hộ Pháp. Tiếp đến là các khu điện thờ tượng phật bồ tát Chuẩn Đề, tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát, tượng phật Di lạc, tượng Địa tạng cùng rất nhiều những pho tượng phật khác được trạm vô cùng tinh xảo. 

Phía bên cạnh tượng Phật Cô Đơn, du khách sẽ nhìn thấy một điện thờ Đức Thánh Quan Công. Di chuyển tiếp là điện thờ vị tổ sư Thích Thiện Bổn, đền thờ ông Hổ….

Sự tích Phật cô đơn

Tượng Phật do điêu khắc gia Trương Đình Ý chỉ huy gia công tại chùa Xá Lợi theo đơn đặt hàng của Hội Phật học Nam Việt từ 30/6/1956, đến 20/1/1957 thì hoàn thành.

Việc di chuyển tượng Phật là một vấn đề khó khăn đối với ông Ngô Chí Bình vào thời điểm lúc ấy vì tượng Phật vừa cao vừa nặng, không thể di chuyển qua cửa ở tầng lầu chùa Xá Lợi.

Theo di cảo của Cư sĩ Ngô Chí Bình (1906-1987), pháp danh Thiện Bảo, thoạt đầu tiên tu theo Phật giáo, sau đó nhập môn Cao Đài năm 1965, cho biết ông phải nhờ đến nhiều đàn cơ của Phật, Tiên, Thánh hướng dẫn mới thực hiện được việc di chuyển tượng Phật từ chùa Xá Lợi về đến Thanh Tâm Tự cho đến khi đặt được tượng Phật lên bát giác đài.

 Cư sĩ Ngô Chí Bình là Đốc học Tư thục Tiểu học Chí Thanh ở quận 1 Sài Gòn. Ông là Tổng Lý Minh Đạo thứ nhì của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, kế nhiệm tiền bối Huệ Lương Trần Văn Quế.

chua-phat-co-don-o-dau-0
Tượng Phật cô đơn

Ông Bình kể lại việc di chuyển tượng Phật như sau:

“Ngày 17 tháng 8 nhuần Đinh Dậu (10-10-1957), đúng 6 giờ ban mai (giờ Mẹo), bổn thân tôi (ông Bình) đứng nguyện cho thợ khởi công lập giàn khai tượng, đục ngang giữa chia hai phần trên và dưới y theo lời Phật dạy. Bán thân trên để lại nguyên vẹn niêm lại trong thùng, còn phần dưới rã ra bốn mươi mốt tảng lớn độ hai người khiêng.

Sáu giờ rưỡi sáng ngày 29 tháng 8 nhuần Đinh Dậu (22-10-1957) do hãng Les Transitaires Réunis chuyển đi, về đến Thanh Tâm Tự (Cầu Xáng, Đức Hòa). Tới nơi hồi 12 giờ, đúng Ngọ”...

Ngày 26/2/1959, ông Bình cho khởi công đào móng, đóng cừ, đổ nền để xây dựng bát giác đài. Đến 26/4/1959, việc xây dựng tạm dừng với nhiều lý do ngoài ý muốn. Cho đến 12 tháng sau đó, ông Bình cùng với một số huynh đệ Huyền Cơ (đoàn Vô Úy) lập linh đài cầu nguyện cho sự tạo tác mau thành tựu với sự chứng minh của Hòa thượng Thích Từ Quang, Sư Thích Huyền Cơ cùng chư tăng ni hộ niệm liên tục trong ba ngày 1, 2, 3 tháng 5/1960. Đến 5/9/1960, công việc xây dựng tiếp tục trở lại suôn sẻ luôn cho đến ngày hoàn thành bát giác đài để xúc tiến việc an vị tượng Phật Thích Ca Mâu Ni.

Đúng 7 giờ sáng ngày 28/2/1961, ông Bình cho di chuyển bốn mươi mốt mảnh phần dưới pho tượng từ Thanh Tâm Tự ra địa điểm bát giác đài để cho ráp lại từ 6/3/1961 đến 16/3/1961 thì ráp xong.

Nửa phần trên pho tượng được di chuyển ra bát giác đài ngày 11/3/1961 và được vận chuyển lên đài sáng ngày 17/3/1961.

Hai bán thân pho tượng được ráp liền khớp với nhau vào chiều ngày 18/3/1961.

Thời gian tiếp theo là phần hoàn thiện Bát Bửu Phật Đài.

Bát Bửu Phật Đài được xây dựng bằng bê tông cốt thép dựa theo mô hình mẫu bằng thạch cao do KTS Võ Đức Diên hiến tặng cho cư sĩ Ngô Chí Bình.

Lễ an vị tượng Phật thích Ca Mâu Ni được tổ chức tại chánh điện Phật đài liên tục trong ba ngày 23, 24, 25 tháng 8 năm 1961 (vào dịp Rằm tháng 7 Tân Sửu). Tham dự trong các ngày lễ có phái đoàn Hòa thượng Thích Từ Quang cùng chư tăng, phái đoàn Cao Đài Thống Nhất (Minh Tân), phái đoàn Vĩnh Nguyên Tự, đại diện Hội Thánh Cao Đài Tam Quan, đại diện chính quyền địa phương, phóng viên nhựt báo Ngày Mới cùng nhiều đạo tâm Phật tử quy về.

Đài cao 3m, là một mặt bằng lộ thiên khá rộng, tôn trí tượng Phật Thích Ca Mâu Ni cao 4,80m, ngang  hai gối 4m, nặng khoảng 4 tấn đặt trên đài sen cao 1,20m. Có bốn cầu thang 21 bậc cấp đi lên Phật đài xây ở các hướng Đông – Nam, Tây – Bắc, Tây – Nam, Đông – Bắc. Hồ chứa nước mưa xây ở giữa có tám vách, mỗi vách rộng 3m  trước đây có viết tám khẩu hiệu đạo từ: CÔNG BÌNH, BÁC ÁI, TỪ BI, ĐẠI ĐỒNG, AN CƯ, LẠC NGHIỆP, THÁI BÌNH, HẠNH PHÚC. Dưới mỗi khẩu hiệu đều có cặp liễn hai bên đề như sau:

Công Lý nhơn sanh an lạc hưởng

Bình dân chủng tộc vĩnh gia tồn

Bác vật trí nguyên khoa học sự

Ái tha tường thấu khổ tương thân

.......................................

 .......................................

Đại chí thượng trung như hạ đẳng

Đồng chung tôn tiểu thị thân nhân

An hòa gia đạo thuần phong lập

Cư thạnh quốc dân mỹ tục thành

Lạc thú điền viên nông súc tạo

Nghiệp gia thổ sản túc đa sanh

Thái độ trung dung nhân loại thích

Bình an thiên hạ thế gian nhân

Hạnh phúc thiện từ gia tộc hiệp

Phúc nhân chánh nghĩa chúng sanh hòa

Ở giữa mỗi cặp liễn có tranh vẽ tiền thân Đức Phật.

Chánh điện có khoảng trống hình bát giác khá rộng bao quanh hồ nước, có 8 lối đi vào ra thong thả.

Kể từ sau lễ an vị tượng Phật, tiếng súng bắt đầu nổ giòn trong vùng Đức Huệ giáp vùng Đức Hòa. Các cuộc đụng độ giữa du kích quân cách mạng và binh sĩ VNCH diễn ra bất chợt ở vùng gần khu vực Cầu Xáng, Bát Bửu Phật Đài.

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận