"Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân": Câu này còn đúng với cuộc sống hiện đại không?

"Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân" - nghĩa là người tài thực sự thường giữ kín thân phận; kẻ nổi tiếng khắp muôn nơi chưa hẳn đã là thực tài.

Đỗ Thu Nga
16:00 22/06/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Chân nhân bất lộ tướng, lộ tướng bất chân nhân", câu này còn có nhiều nội hàm khác rằng, người có địa vị, có thân phận đặc biệt thường không để lộ ra ngoài, cũng như cao thủ đích thực sẽ không tùy tiện khoa khoang võ nghệ trước đám đông. Cũng như Đức Phật, thần thông nhưng hiếm khi sử dụng. 

Những bậc chân nhân ngày xưa là những người có trí tuệ siêu phàm; và họ sẽ không bao giờ khoe khoang hiển thị tài năng vốn có mà sẽ khiêm tốn, ẩn mình khiến người khác khó lòng nhận ra.

Câu chuyện "chân nhân bất lộ tướng" của người xưa

Thời Xuân thu Chiến quốc, cậu bé Ôn Như Xuân nổi tiếng là đàn hát hay vì gia đình có điều kiện để cho cậu học đàn từ nhỏ. Âm nhạc cũng là niềm đam mê bất tận của cậu bé, thế nên lớn lên cậu còn tự sáng tác nhạc. Tự biết mình có tài năng, cậu thường thích khoe điều này với mọi người.

Có lần khi đi du ngoạn, Như Xuân đi qua một ngôi miếu liền thấy một vị đạo sĩ đang ngồi cạnh chiếc túi có để lộ một phần của chiếc đàn cổ trong đó. Anh thầm nghĩ: “Vị này mà cũng biết chơi đàn sao?”.

Anh tò mò lại gần hỏi han:

- Thưa ngài, ngài biết chơi đàn không? 

chan-nhan-bat-lo-tuong-lo-tuong-bat-chan-nhan

Đạo sĩ nhìn lên người đang hỏi mình và khiêm tốn đáp lời:

- Tôi biết một chút! Tôi đang định tìm cao nhân bái sư học đàn.

Như Xuân nghe xong lời này lại muốn khoe mẽ khả năng của mình cho vị kia biết. Anh đáp:

- Vậy để tôi thử đàn cho anh xem.

Đạo sĩ mở túi cầm đàn đưa cho anh, Như Xuân ngồi xuống và gảy đàn nhưng kết thúc một bài vị này chỉ mỉm cười. Anh tỏ vẻ không hài lòng, liền cố gắng đem hết tài nghệ ra biểu diễn.

Lần này vị đạo sĩ vẫn mỉm cười, không lời khen ngợi, Như Xuân tức giận nói:

- Sao ông không đưa ra lời nhận xét nào, hay tôi đàn không hay?

Đạo sĩ trả lời:

- Tiếng đàn của cậu cũng được đấy, thế nhưng vẫn chưa phải là người để tôi bái làm thầy.

Như Xuân nghe vậy thấy tức giận vô cùng, đáp trả:

- Nếu đạo sĩ giỏi thế thì hãy thử đàn một bài để tôi mở rộng tầm mắt xem nào!

Đạo sỹ lúc này mới cầm chiếc đàn vuốt nhẹ vài cái, rồi bắt đầu gảy. Khi âm thanh trong trẻo, dập dìu khi trầm khi bổng từ chiếc đàn vang lên khiến đàn chim không rõ từ đâu bay đến đậu trên cây cổ thụ gần đó.

Lúc này Như Xuân thả hồn theo tiếng đàn, không còn tức giận nữa, cho tới khi tiếng đàn ngưng nhưng cậu vẫn còn thơ thẩn; trên mặt biểu hiện sự lưu luyến như muốn được nghe tiếp.

Lúc tỉnh lại, anh biết rằng mình đã gặp cao nhân, lập tức quỳ xuống trước mặt đạo trưởng xin làm đệ tử.

Thế mới thấy, núi cao còn có núi cao hơn, Như Xuân tưởng mình giỏi và cố tỏ ra khoe khoang nhưng vẫn không thể bằng tiếng đàn của đạo sĩ nọ. Thế nên người thực tài trong thiên hạ cũng vậy, họ luôn biết có người giỏi hơn nên chăm chỉ tập luyện, không tỏ ra ta đây hơn người trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Câu nói trên còn đúng với cuộc sống hiện đại không?

Rất nhiều người cho rằng, câu nói trên chưa bao giờ lỗi thời. Bởi thực ra từ xưa đến nay có quá nhiều tấm gương cho chúng ta thấy những người trẻ nổi tiếng sớm tưởng rằng mình là "chân nhân", họ nghĩ mình tài giỏi, khôn ngoan, năng lực hơn người,...

Soi chiếu vào cuộc sống hiện tại ta sẽ thấy, không ít người có tiếng tăm trên mạng xã hội một chút bắt đầu "làm mình làm mẩy", yêu cầu cái nọ, đòi hỏi cái kia. 

chan-nhan-bat-lo-tuong-lo-tuong-bat-chan-nhan-6

Cũng có những người nổi tiếng bằng thực lực thật sự thì liên tục bị soi mói đời tư, bị áp lực từ dư luận. Nhưng người xưa nói rằng, "cây cao thì đón gió mạnh", người vững tay chèo vượt qua sóng gió sẽ thành công.

Còn một khía cạnh nữa, người xưa nói rằng: Người cố tỏ ra mình thông minh, thường thuộc hạng thấp kém. Ngôn từ càng xa hoa, bên trong càng sáo rỗng, kém phúc phận.

Tài năng của một người luôn nằm ở bản chất, nội hàm bên trong, chứ không phải miệng lưỡi hoa mỹ, hay những hành động khôn lỏi, khoa trương, phù phiếm.

Vậy nên một người thực sự là chân nhân khi họ không ngừng tu dưỡng bản thân. Phúc khí của một người, đều quyết định ở thái độ và tu dưỡng của họ. Những người hạn chế việc khoe khoang tài năng thì mới mong sống thọ và hậu vận tươi sáng.

Xem thêm: Cổ nhân dạy: "Trong nhà có người vợ tồi, ba đời con hư"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận