Cặp ấn kiếm quý giá của triều Nguyễn từng khiến cha con vua Bảo Đại kiện nhau ra tòa giờ ở đâu?

Cặp ấn kiếm quý giá của vương triều Nguyễn mang số phận long đong và đầy ly kỳ. Cặp ấn kiếm này cũng chính là nguyên nhân khiến Bảo Đại và con trai - Thái tử Bảo Long tranh chấp dẫn đến kiện nhau ra tòa.

Đỗ Thu Nga
09:00 12/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vật báu của vương triều nhà Nguyễn

Dưới chế độ quân chủ, ấn và kiếm là những vật báu tượng trưng cho quyền lực tối thượng của bậc quân vương. Ấn có nhiều hình thức, đúc bằng vàng, bằng ngọc... gọi chung là bảo tỷ. 

Dưới thời nhà Nguyễn (1802 - 1945), bảo tỷ có hơn 20 chiếc; mỗi chiếc đều có công năng và ý nghĩa riêng. Những ấn quý này được đúc từ thời Gia Long, Minh Mạng và nhiều ấn khác đúc sau thời Minh Mạng cho đến thời Khải Định, sử dụng cho các loại văn bản khác nhau. 

Chẳng hạn, ấn Ngự tiền chi bảo dùng để đóng vào các chỉ dụ bình thường; ấn Sắc mệnh chi bảo đóng vào sắc mệnh, sắc cáo cho các quan, chiếu văn phong thần và người... 

Chiếc ấn lớn nhất, đẹp nhất và cũng là quan trọng, quý giá nhất có tên Hoàng đế chi bảo, biểu tượng của vua. Nó được dùng vào dịp "khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ cũng như là các cáo dụ thân huân, đi tuần thú các cơn để xem xét các địa phương,  mọi điển lễ long trọng ấy và ban sắc, thư cho ngoại quốc…". 

Cap-an-kiem-quy-khien-cha-con-vua-Bao-Dai-kien-nhau-ra-toa-gio-o-dau-7
Bảo tỷ của triều Nguyễn

Ấn Hoàng đế chi bảo được đúc bằng vàng ròng vào ngày 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15/3/1823). Ấn Hoàng đế chi bảo được làm từ vàng ròng, có hình vuông, phần quai đúc hình con rồng uốn khúc, ngẩng cao đầu, mắt nhìn thẳng, đỉnh đầu rồng khắc hình chữ "vương", 4 chân rồng đúc rõ 5 móng, tư thế chống chân xuống ấn rất vững. 

Mặt dưới của ấn khắc 4 chữ triện Hoàng đế chi bảo. Mặt trên của ấn, phía 2 bên quai khắc nổi 2 dòng chữ: Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo (đúc vào giờ tốt ngày mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4).

Dòng chữ thứ 2 là Thập thành hoàng kim, trọng nhị bách thập lạng cửu tiền nhị phân (đúc bằng vàng, trọng lượng 280 lạng 9 chỉ 2 phân. Nếu tính 27 lượng tương đương 1kg, thì chiếc ấn này nặng khoảng 10,7kg.

Sau này, khi vua Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, chiếc ấn này đã được giao lại cho chính quyền cách mạng ở quảng trường Ngọ Môn (Huế). Kể từ khi đúc ra đến khi trao cho chính quyền cách mạng, ấn Hoàng đế chi bảo đã có 122 tuổi. 

Ngoài ấn Hoàng đế chi bảo, khi thoái vị, vua Bảo Đại còn trai lại cho đại diện chính quyền cách mạng thanh bảo kiếm của vương triều. Thanh kiếm này được đúc vào thời phụ hoàng của ông là vua Khải Định. 

Chiều dài thanh trường kiếm (tính cả vỏ) là khoảng hơn 1 mét. Lưỡi kiếm được đúc bằng thép tốt, chuôi nạm ngọc. Vỏ kiếm bằng vàng, trên khắc dòng chữ “Khải Định niên chế”.

Số phận long đong, lưu lạc của vật báu cung đình

Chiếu thoái vị chính thức chấm dứt chế độ quân chủ ở Việt Nam, được vua Bảo Đại viết vào ngày 25/8/1945 tại điện Kiến Trung. Ngày 29/8, khi làm việc với phái đoàn đại diện Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ Hà Nội vào, vua Bảo Đại đã trao tờ chiếu cho vị trưởng đoàn là nhà Sử học Trần Huy Liệu.

Khi ấy, ông Liệu đã đạt được thỏa thuận với vua Bảo Đại là sẽ tổ chức một buổi lễ đế vua công khai tuyên bố trước quốc dân đồng bào, để mọi người đều biết được cảm hóa của cách mạng Tháng Tám, và nhà vua đã tự nguyện thoái vị, trao lại quốc ấn và quốc kiếm, bảo vệ tượng trưng cho quyền lực vương triều.

Cap-an-kiem-quy-khien-cha-con-vua-Bao-Dai-kien-nhau-ra-toa-gio-o-dau-8
Chân dung cựu hoàng Bảo Đại

Đến chiều 30/8/1945, vua Bảo Đại mặc triều phục đọc bản chiếu thoái vị trước hàng vạn người dự mít tinh ở Quảng trường Ngọ Môn. Trong hồi ký Trần Huy Liệu viết, đọc xong tờ chiếu, vua Bảo Đại “giơ hai tay dâng lên chiếc kiếm dài nạm ngọc và sau đó là chiếc ấn vàng hình vuông. Tôi thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp nhận hai vật tượng trưng của chế độ phong kiến. Cùng với ấn kiếm còn có một chiếc túi gấm đựng một bộ quân cờ bằng ngọc và những thứ quý giá khác”.

“Tôi thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp nhận hai vật tượng trưng của chế độ phong kiến. Cùng với ấn kiếm còn có một chiếc túi gấm đựng một bộ quân cờ bằng ngọc và những thứ quý giá khác”, ông Trần Huy Liệu viết trong hồi ký. Sau đó, hai vật này được đưa về Hà Nội. Tuy nhiên, sau ngày Toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946), hai bảo vật lại rơi vào tay người Pháp.

Năm 1952, người Pháp tổ chức buổi lễ long trọng trả lại ấn kiếm cho vua Bảo Đại, lúc đó đang là Quốc trưởng của "Chính phủ Quốc gia Việt Nam" ở miền Nam. Sự kiện này đã được tạp chí Paris Match đăng bài tường thuật trong số ra đặc biệt, với nhiều hình ảnh minh họa.

Bà Bùi Mộng Điệp - "thứ phi" của vua Bảo Đại từng kể chuyện này với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân: "Họ (Pháp) trả lại ấn kiếm cho nhà Nguyễn nhưng ông Bảo Đại lúc ấy đang nghỉ mát ở bên Tây, không ai đủ tư cách để nhận lại cả. Ông Lê Thanh Cảnh làm việc cho Pháp thấy thế gọi dây nói lên Buôn Mê Thuột gặp tôi. Nhưng tôi chưa thấy những báu vật ấy bao giờ, không biết có đúng hai cái ấn kiếm mà ông Bảo Đại đã trao cho ông Trần Huy Liệu năm 1945 hay không. Tôi phân vân nên đã mời Đức Từ Cung ở Huế đi tàu bay lên.

Cap-an-kiem-quy-khien-cha-con-vua-Bao-Dai-kien-nhau-ra-toa-gio-o-dau
Năm 1952, thực dân Pháp trả ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại

Hôm đón ấn kiếm, Đức Từ Cung bắt phải đặt lên một cái bàn ở sân bay Buôn Mê Thuột, phủ khăn đỏ, lạy ấn và kiếm năm lạy rồi mới được phép đưa về Dinh. Sau đó ông Bảo Đại về, tôi nói: ‘Ấn kiếm ngài đã trao cho phái đoàn ông Trần Huy Liệu, không hiểu sao lại rơi vào tay người Pháp. Vừa rồi họ gọi trả lại cho Ngài’. Ông Bảo Đại đến giật cái khăn đỏ ra và bảo: ‘Ờ! Đúng rồi…”.

Theo bà Mộng Điệp, bảo kiếm của nhà Nguyễn đã bị gãy làm đôi khi được Pháp trao trả, bà phải nhờ người hàn lại, sau đó mài để làm mờ vết gãy. Sau khi nhận lại, vua Bảo Đại cho người đóng cốp sắt để cất giữ ấn kiếm và một cái mũ của vua Gia Long mà Thái hậu Từ Cung mang từ Huế lên.

“Năm 1953, chiến tranh trở nên ác liệt, không dám đem cặp ấn kiếm về Huế, cuối cùng ông Bảo Đại viết giấy giao cho tôi mang sang Pháp cùng với một số tư trang. Sau đó tôi giao hai báu vật ấy lại cho Hoàng hậu Nam Phương và Hoàng tử Bảo Long. Khi tôi đem sang giao có mặt các ông Nguyễn Đệ, Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Tiến Lãng, Phạm Bích (con ông Phạm Quỳnh). Bốn người bưng hai cái ấn kiếm lên và giúp bà Nam Phương đưa vào tủ sắt”, bà Mộng Điệp kể.

Cha con đưa nhau ra tòa vì vật báu cung đình

Theo vtc, sinh thời, Nam Phương Hoàng hậu từng dặn còn trưởng là Thái tử Bảo Long rằng không bao giờ được mở tủ để tách ấn và kiếm báu ra hai nơi.

Vào năm 1963, Nam Phương Hoàng hậu qua đời, cặp ấn kiếm được Thái tử Bảo Long cất giữ tại tủ sắt của Liên hiệp Ngân hàng châu Âu. Cũng theo lời bà Mộng Điệp, năm 1980, khi xuất bản hồi ký Con rồng An Nam, cựu hoàng Bảo Đại muốn dùng Hoàng ấn chi bảo để đóng vào sách nhằm làm tăng giá trị cho tác phẩm nhưng Bảo Long không cho mượn.

Cũng vì bộ ấn kiếm này mà hai cha con Bảo Đại - Bảo Long đã kiện cáo nhau rất phức tạp để giành quyền sở hữu. Kết quả là tòa án đã xử cho Bảo Đại được giữ chiếc ấn còn con trai ông được giữ chiếc kiếm.

Cap-an-kiem-quy-khien-cha-con-vua-Bao-Dai-kien-nhau-ra-toa-gio-o-dau-4
Thái tử Bảo Long

Cuốn hồi ký "Con rồng An Nam" không thể đợi để đóng bằng ấn quý này, nó được đóng bằng con dấu ngự tiền văn phòng của ông Nguyễn Đệ, cựu thần của Bảo Đại.

Nghe nói rằng, gần đây, vì túng tiền nên vị hoàng tử Bảo Long đã bán mất cây kiếm trên. Còn chiếc ấn, sau khi Bảo Đại qua đời, nó đã lọt vào tay bà đầm Monique Baudot - bà vợ Tây mà ông (cựu hoàng Bảo Đại - PV) cưới năm 1982”, tài liệu nghiên cứu của TS Phan Thanh Hải cho biết. 

Bộ ấn kiếm cuối cùng và cũng có thể xem là bộ ấn kiếm quý giá nhất của triều Nguyễn lẽ đúng ra phải thuộc về quyền sở hữu của nhân dân Việt Nam. Thế nhưng, trên thực tế, nó cùng với vô số các bảo vật khác vẫn đang lưu lạc xứ người, chờ cơ hội để quay về cố hương.

Xem thêm: Cuộc đời bi thương trái ngược với nhan sắc "cực phẩm" của Thái tử Bảo Long: Tuổi thơ nhung lụa, về già cô quạnh

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận