Biển cả - nơi đón nhận tất cả những nguồn nước đổ về mà nó chẳng đầy
"Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra từ đó nhưng nó không vơi, và đó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước đổ về mà nó cũng chẳng đầy".
ĐỀ BÀI:
Có ý kiến cho rằng: "Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra từ đó nhưng nó không vơi, và đó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước đổ về mà nó cũng chẳng đầy" - Trang Tử.
Anh chị có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
BÀI VIẾT GỢI Ý:
Sa mạc luôn là nơi chứa đầy ắp những đuộn cát, mỗi đuộn cát trên sa mạc chính là nơi bắt nguồn của cát trên lục địa theo triền gió thôi bay đi, nhưng cũng chính nơi đây, hạt cát trở về và nằm lại là một phần của sa mạc rộng lớn ấy. Cuộc đời của con người cũng như sa mạc ấy, chúng ta luôn có những điều chúng ta làm đó là những hạt cát li ti - những hạt cát ấy được gió cuốn đi, con người sẽ chẳng mong những “hạt cát” ấy rồi sẽ quay lại với họ, nhưng đâu đó, những hạt cát ấy rồi cũng sẽ quay về với chính nơi nó ra đi, không phải là hình dạng ban đầu từ “hạt cát” ra đi, mà mang một ý nghĩa của “hạt cát “ trở về, ấy thế mà lòng người lại vẫn an nhiên, dẫu sa mạc ấy đó đầy lên hay ít đi. Chân lí của điều ấy chính nằm ở tấm lòng nhân văn của con người trong cuộc sống, sự chấp nhận – vô tư cho đi – chẳng cần nhận – dẫu có nhận vẫn là lẽ tự nhiên của nguồn cội lòng nhân văn con người. Như Trang Tử đã từng nói : “Biển cả là nơi mà tất cả các nguồn nước trên thế gian này đều đi ra từ đó nhưng nó không vơi, và đó cũng là nơi đón nhận tất cả các nguồn nước đổ về mà nó cũng chẳng đầy”.
Điều nhân văn kia, sao mà đẹp đẽ đến thế. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả mà bản thân mỗi người đều nhận ra. Cũng giống như biển cả, tấm lòng yêu thương con người cũng vậy, đó là một đại dương rộng lớn và mênh mông, là một dòng nước lớn bao trùm lên tất cả các giá trị con người, Câu nói của Trang Tử vừa nói đến một lí lẽ của tạo hóa thiên nhiên Đại dương vừa là nơi chia nước, vừa là nơi nhận nước qua hệ thống sông ngòi ở khắp nơi trên thế giới. Mùa cạn biển tiếp nước cho đất liền qua sông suối, mùa lũ nó lại nhận nước từ nhiều nơi đổ về. Vì biển cả bao la nên dù chia nước hay nhận nước thì nó cũng không vì thế mà vơi hay đầy nhưng cùng với đó. “ Vậy có ai đã giải đáp được “Biển cả” là gì? Đó là tình yêu thương của con người, là sự sẻ chia, sự thấu cảm của con người trong cuộc sống, những sự sớt chia về mặc tình thần và vật chất, đó chính là “Biển cả” mà ngụ ý Trang Tử nhắc đến. “Những nguồn nước” ở đây chẳng đơn thuần là những hiện tượng tự nhiên, đó là những hành động cụ thể, những suy nghĩ cụ thể của con người xuất phát từ chính “Biển cả” của yêu thương, của thấu cảm sẻ chia, đó là những hành động của sự nhân văn, của tấm lòng con người trong cuộc đời, “những nguồn nước” ấy xuất phát từ “biển cả” thì “biển cả” cũng là nơi quay về của nó, như lẽ tự nhiên của hai chữ “nguồn cội” khi ra đi phải trở về. Sự sẻ chia xuất phát từ yêu thương, phải trở về với yêu thương, nhưng dẫu trở về, lòng người vẫn không “gợn sóng” mà quên đi yêu thương. Đó quả thực là nhân quả của đời sống con người. Điều mà cuộc sống này vốn dĩ cần có nhất “ Cho và nhận” .
Câu nói trên là một triết lý sâu sắc cho chính cái gọi là “cho và nhận” – cuộc sống cần có sẻ chia, cần con thấu cảm, và yêu thương, hãy biết sẻ chia với con người, nhân rộng vòng tay của nhân ái nhân văn đến với con người, lan tỏa niềm nhân văn ấy khắp mọi nơi, và hãy cho mình cái bản lĩnh như biển cả, dẫu niềm nhân văn ấy có trở về, lòng ta vẫn không gợn sóng mà đổi thay, quên đi sống yêu thương, sống an yên vui đời, vì đời và vì người.
Nhưng cứ nói mãi về “cho và nhận”, nhưng chúng ta vẫn chưa biết vì sao cho và nhận cần với cuộc sống con người đến vậy?
Trước hết, vì “cho và nhận” chính là lối sống đẹp của một con người hướng đến “Chân – Thiện – Mỹ” . Sống cho và nhận là sống sẵn sàng vì người khác, sẵn sàng sẻ chia để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu biển không sẻ chia thì nó sẽ thành biển Chết. Cũng giống như con người nếu thu mình vào lối sống cá nhân nhỏ hẹp thì dù có tồn tại trong cuộc đời cũng không có ý nghĩa gì. Con người sống trong đời sống này cũng vậy, nếu cứ mãi ôm mình, ích kỉ cho riêng mình thôi thì cũng chỉ một mình sống đời mình. Phải dang rộng vòng tay ra mà san sẻ với mọi người, nhìn thế giới bằng tâm hồn yêu thương, bằng lòng nhân văn, sự trắc ẩn của lòng người. Đừng để cái cá nhân ích kỉ xâm chiếm, mà bỏ quên yêu thương giữa cuộc đời. Nếu ai nghe nhạc Trịnh chắc chắn sẽ nhớ câu “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi” . Đây là một triết lý mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một tấm lòng đáng kính trong thiên hạ. Ở xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta, cần sự san sẻ, sự chia ngọt sẻ bùi. Một mánh khi đói bằng một gói khi no là bởi vậy. Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm vui, là sự an nhiên mà thôi. Như thế là quá đủ rồi phải không. Thực sự khi chúng ta trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng. Có nhiều người làm từ thiện cả một đời, luôn luôn quan tâm đến những người nghèo khổ, mang những miếng cơm, những tấm áo chẳng còn lành lặn với một tấm lòng thực tâm. Họ có một chữ tâm rất lớn, họ trao đi tin yêu rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng bạn biết không hằng ngày họ vẫn đang nhận lại cái mà họ đã trao đi đó. Cuộc sống họ là một chữ ‘thiện” ở trong tim, họ thấy lòng mình thanh thản và bình an khi được làm những việc đó. Họ nhận lại nhưng chẳng phải là nhận lại thứ họ cho đi, họ nhận lại chính là nhận lại sự thanh thản của tâm hồn, nhận lại chữ “tâm” trong hồn người, với họ vậy là đủ với một đời an yên với lòng yêu thương con người. Cũng như biển lớn cho nguồn nước, biển lớn cũng chẳng đòi hỏi nguồn nước ấy trở về, ấy mà bằng cách này hay cách khác nguồn nước ấy vẫn trở về, dẫu vơi ít, hay nhiều, đó vẫn là biển cả - tấm lòng người trong thiên hạ cũng vậy, dẫu có ít hay nhiều, quay về hay ra đi mãi, chấp nhận cho đi đã thấy lòng bình an.
Bên cạnh đó, biển cho nước đi mà không vơi, nhận nước về mà không đầy cũng giống con người vững vàng trước mọi đổi thay, kiên định lí tưởng sống tốt đẹp của mình. Con người dẫu có cho đi, có mất mát đi vẫn thấy lòng bình an đến lạ, và dẫu có nhận về điều tốt hay xấu, cũng chẳng làm con người ta thấy lòng mình xáo động, vẫn một đời bình bình an an mà mở lòng yêu thương. Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niềm hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình… “Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc chúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống. Vấn đề ở đây là chúng ta cảm thấy thanh thản, vững tâm với những thứ chúng ta làm, sống kiên định và chẳng hề lung lay với những thay đổi ngoài kia, vậy là đủ rồi!
Suy cho cùng, ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hy vọng vào ngày mai… Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống. Ta không mong mỏi quá nhiều vào sự cho đi và nhận lại, chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi ta cho và chẳng toan tính để nhận lại. Biển cả cũng vơi đi nước dẫu nó biết điều đó nhưng nó vẫn sẵn sàng để vơi, và dẫu có nhận lại nhưng biển cả vẫn vậy, không đổi thay, cũng chẳng đổi tên là một thứ khác. Lòng sẻ chia yêu thương con người cũng như vậy thôi, chỉ cần là lòng yêu thương, sẻ chia thì dẫu có ở trạng thái nào, đó vẫn là lòng sẻ chia và yêu thương.
Tình yêu thương ,sẻ chia trong cuộc sống ngày nay luôn hiện diện ở khắp mọi nơi, đó đơn giản là tình yêu thương ta dành cho những người thân của chính mình, đơn giản là những tình cảm ta dành cho những con người xung quanh ta, những cử chỉ, hành động sẻ chia với những con người khốn khổ trong cuộc sống, nhiêu đó thôi cũng đủ là cho đi rồi. Cho đi chẳng phải là cho đi thứ lớn lao, mà chính là cho đi yêu thương xuất phát nơi tâm hồn bạn, vậy mới đúng là cho đi. Tôi đã từng đọc xem một video rất hay trên mạng xã hội, câu chuyện dài gần 4 phút, nói về nỗi niềm của ba bà cháu muốn mua tặng ông chiếc bánh sinh nhật nhưng không đủ tiền. Chứng kiến khoảnh khắc ấy, một chàng trai đã dành cho họ niềm vui bất ngờ. Đặc biệt, đoạn video có cái kết đáng suy ngẫm cho giới trẻ. Năm xưa, chàng trai này từng nhận được một chiếc bánh từ người đàn ông tốt bụng. Hiện tại, cô bé anh giúp đỡ lại chính là cháu gái của vị ân nhân ngày nào. Chỉ trong 4 phút ít ỏi, tôi cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc thông qua hành động của các nhân vật. Họ không quen biết, nhưng vì tình thương yêu, họ vẫn trao cho nhau những cử chỉ ấm áp. Họ trao đi yêu thương chỉ vì để lòng thanh thản và thấy an yên nhưng lại bất ngờ vì chính điều cho đi ấy lại trở về với họ. Câu chuyện đơn giản ấy thôi cũng đủ làm người ta phải suy ngẫm. Hay tôi đã từng đọc một bài báo viết về chương trình về nhóm tình nguyện Xây trường Vùng cao trong dịp giáp Tết Nguyên đán 2016 tổ chức hoạt động từ thiện ở Mường Lạn, Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.Hơn 50 tình nguyện viên đã đi quãng đường đèo núi gần nghìn cây số, mang theo 3.600 chiếc bánh chưng, 3.600 cây giò, 25 tấn quần áo để tặng cho các trẻ em nghèo tại đây.Thế nhưng ngay khi tới nơi, chính quyền địa phương từ chối tiếp nhận những món quà này. Dù đã tìm đủ mọi cách thuyết phục, cuối cùng, nhóm vẫn phải chuyển số quà kia đến làm từ thiện ở một địa điểm khác. Có một câu hỏi trong 60 phút mở của VTV đó là làm từ thiện với mục đích gì? – Câu hỏi ấy như một sự xáo rỗng quạch tẹt của người làm báo. Làm từ thiện thì chẳng cần lí do, chỉ cần thấy lòng an yên và thanh thản, thỏa mãn mình, thỏa mãn niềm yêu thương trong mình vậy là đủ rồi. Đã là cho đi thì tại sao cần phải lí do để chúng ta cho đi, đã là cảm xúc, là tình thương thì tại sao phải hỏi nó xuất phát từ động cơ nào? Tất cả đơn giản chỉ là vì tình yêu thương con người mà thôi.! Nhiêu đó cũng đủ thấy, tình yêu thương, sự cho đi của con người là điều cần có và nên có trong cuộc sống này. Chỉ có tình yêu thương và sự cho đi mới cảm hóa được lòng người, giúp con người kiên định hơn và quyết tâm hơn để đi đến với “Chân – thiện – mỹ “ một cách gần nhất hơn.
Nhưng cuộc sống không phải bao giờ cũng tràn ngập yêu thương bởi những con người yêu thương, cuộc sống muôn vẻ, và sẽ có kẻ này, người khác. Sự ích kỉ, thói nhỏ nhen là kẻ thù của lòng yêu thương. Chính vì những điều này mà căn bệnh vô cảm, thói đố kị, thái độ lạnh nhạt đang diễn ra từng ngày, từng ngày trong cuộc sống. Nhiều người đã quên đi lòng nhân ái bao la, quên đi vẻ đẹp thanh khiết trong tâm hồn: hãy lắng đọng tâm hồn và chia sẻ, và trao tặng tình cảm với mọi người xung quanh. Đừng để cho tâm hồn ta hoá thành ngọn đèn treo trước gió lớn, ta sẽ lụi tàn dần mỗi ngày. Đừng ai cho rằng bây giờ quá muộn, hãy nghĩ rằng: quay đầu là bờ! Bởi rằng: “Cuộc sống luôn cho bạn cơ hội thứ hai, nó được gọi là NGÀY MAI”. Hãy học cách cho đi nhưng không cần nhận lại, bạn sẽ thấy cuộc đời này thật ý nghĩa biết bao. Nhớ rằng: “hạnh phúc… là cho và sống vì người khác”. Và hãy luôn mỉm cười vì hạnh phúc luôn sẵn sàng chào đón bạn. Hãy thầm cảm ơn đời vì mỗi sớm mai thức dậy “ Ta có thêm một ngày để yêu thương” . Và hãy luôn nhớ rằng, vững tâm trên con đường yêu thương, đó mới là tình yêu thương đúng nghĩa.
Sống trong đời sống này, điều cần có để làm người đó chính là yêu thương. Sự nhân văn trong con người được lên tiếng bởi lòng yêu thương, trắc ẩn, sẻ chia với con người xung quanh, mỗi hành động cho đi của bạn là bạn đã nhận lại cho mình rồi, vì thế hãy cứ cho đi khi mình con có thể, cho đi không có nghĩa là bạn giàu có về vật chất nhưng nó thể hiện bạn là người giàu có nơi tấm lòng, cùng với đó hãy lên tiếng và phê phán những con người hẹp hòi, ích kỷ, không dám cho đi trong cuộc sống, hãy lên án những “biển chết” trong lòng người, khơi dòng cho dòng biển ấy lan tỏa dòng nước của mình đến với những mạch nguồn trong tâm hồn họ. Để họ biết yêu thương, sẻ chia khiến con người hạnh phúc ra sao…
Phải chăng, cuộc sống mà chúng ta đang sống ngày càng ít đi những biển cả của tình yêu thương, nó bị chặn lại bởi những xô bồ của cuộc sống, những nhỏ nhen cá nhân nơi tâm hồn. Làm sao để khơi đục nơi tâm hồn ấy lên cất cao một tiếng yêu thương chia sẻ, để dòng biển lan tỏa muôn nơi?!
Xem thêm: Mách 2k5 cách đặt nhận định văn học vào phân tích tác phẩm Vợ nhặt
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận