Ly kỳ hiện tượng Lạc Sơn Đại Phật 4 lần rơi lệ trùng khớp với những đợt thiên tai ập xuống Trung Quốc

Tất cả những lần Phật rơi lệ đều trùng khớp với việc Trung Quốc gặp thiên tai. Thế nhưng khi Phật trở về với gương mặt hiền từ thì quốc thái dân an, mọi sự bình yên.

Đỗ Thu Nga
17:00 21/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lạc Sơn Đại Phật là bức tượng Phật nằm trong khu di tích Lạc Sơn Đại Phật ở phía Đông thành phố Lạc Sơn (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Bức tượng được tạc thẳng vào một mặt của núi Lăng Vân.

Đây là bức tượng đá lớn nhất thế giới với chiều cao 71 mét. Tượng Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng vào năm 713 dưới thời Đường Huyền Tông và phải mất gần 1 thập kỷ để hoàn thành. Tính đến nay, tượng Phật đã có tuổi đời đến 1.300 năm.

Tượng Lạc Sơn Đại Phật hướng mặt ở nơi giao nhau giữa 3 dòng sông là Mân Giang, Thanh Y và Đại Độ. Vì được tạc trên đá tự nhiên nên tượng bị rêu phong bao phủ theo năm tháng. Bức tượng được tạc theo hình dáng Đức Phật đang ngồi khoan thai, miệng cười hiền từ, tay đặt lên đầu gối, mắt hé mở nhìn vạn vật xung quanh.

Tương truyền, khi Lạc Sơn Đại Phật được xây dựng, tại khu vực sông nước này nước chảy xiết, thường xuyên xảy ra đắm thuyền mà không tìm được nguyên nhân. Lão hòa thượng tại Lăng Vân Tự là Hải Thông đã nhiều lần chứng kiến cảnh người dân gặp nạn và cho rằng hắn hẳn có thủy quái ẩn mình.

bi-an-chua-co-loi-giai-ve-hien-tuong-4-lan-tuong-lac-son-dai-phat-roi-le

Ông đã kêu gọi dân chúng hợp sức xây dựng bức tượng Phật nhằm trấn hung. Và thật kỳ lạ, khi Lạc Sơn Đại Phật được hoàn thành, thuyền bề qua lại khu vực sông này đều thuận lợi, không xảy ra tai ương gì cả.

Theo một truyền thuyết dân gian khác, kể từ khi xây dựng, tượng Lạc Sơn Đại Phật không chỉ bảo vệ dân chúng mà còn bộc lộ cảm xúc đau buồn khi tai họa giáng xuống. Đồng thời cũng thể hiện cảm xúc hạnh phúc trong những dịp trọng đại của thế giới loài người. Trong quá khứ, bức tượng được tương truyền đã 4 lần rơi lệ. Tất cả những lần đó đều xảy ra ở thế kỷ 20:

Tượng Lạc Sơn Đại Phật rơi lệ lần đầu vào một đêm năm 1962

Năm 1962 được xem là thời kỳ đỉnh điểm của đói khát, thiếu lương thực do 3 năm liền Trung Quốc bị hạn hán. Khắp trong xóm ngoài ngõ đều thấy người chết. Chỉ tính riêng tỉnh Tứ Xuyên ước tính có khoảng 10 triệu người chết đói.

Vì người chết nhiều, không đủ sức đào hố chôn hay làm tang lễ nên người ta chỉ còn cách nén đau thương quấn thi thể vào manh chiếu rách buộc lại rồi thả trôi sông. Từ đó xác người thối rữa nổi đầy sông Mân Giang.

bi-an-chua-co-loi-giai-ve-hien-tuong-4-lan-tuong-lac-son-dai-phat-roi-le

Cũng chính lúc này những người sống sót lang thang đã chứng kiến hai mí mắt của bức tượng nhìn năm tuổi bỗng dưng khép lại, có vệt đen như vạt nước chảy xuống. Họ tin rằng, Đức Phật thấy cảnh khốn khổ của người dân nên đã hiển linh rơi lệ thể hiện sự thương xót dân lành vô tội chịu cảnh tai ương mất mùa đói kém.

Tượng Lạc Sơn Đại Phật rơi lệ lần  hai vào năm 1963

Vào một đêm năm 1963 - cột mốc đánh dấu của cuộc Đại Cách mạng văn hóa tại Trung Quốc và nạn đói lúc này cũng chưa có dấu hiệu được đẩy lùi. Biết được điều này, Chính phủ Trung Quốc đã cử nhà khoa học đến nghiên cứu. Họ tổ chức cử người đến dọn rửa 10 triệu bức tượng trên cả nước tiêu tốn hơn 40 triệu vạn tệ (khoảng 6 triệu đôla) trong đó có Lạc Sơn Đại Phật.

Tuy nhiên không thể lau sạch những vết nước mắt chảy ra từ khóe mắt Đức Phật. Thậm chí có người còn chụp ảnh được tượng Phật đang rơi lệ và lan truyền khắp nơi.

Tượng Lạc Sơn Đại Phật rơi lệ lần thứ 3 vào năm 1976

Vào năm 1976, một trận động đất xảy ra ở thị trấn Đường Sơn cướp đi sinh mạng của hơn 242.000 người. Dân chúng rơi vào cảnh lầm than, mất người thân, mất nhà cửa, mất tài sản. Những đứa trẻ thơ rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ. 

Đúng lúc này, dân chúng phát hiện tượng Lạc Sơn Đại Phật còn mang nét mặt giận dữ như oán trách ông trời không công bằng với bách tính.

bi-an-chua-co-loi-giai-ve-hien-tuong-4-lan-tuong-lac-son-dai-phat-roi-le

Tượng Lạc Sơn Đại Phật rơi lệ lần thứ tư vào năm 1994

Năm 1994, tượng Lạc Sơn Đại Phật trở thành điểm tham quan du lịch hút khách ở trong và ngoài nước. Ngày 7/6 năm đó, du khách đang tham quan Lạc Sơn khi đi trên thuyền thì thấy tượng Phật rơi lệ, nước mắt nối nhau chảy ra cả cơ mặt, cằm, cơ thể cũng dường như rung chuyển.

Nhưng khi thuyền cập bến, du khách lại thấy gương mặt tượng Phật giãn ra, khóe miệng mở rộng như đang mỉm cười dù hàng châu lệ vẫn vương trên gò má. 

Khi đó một vị cao nhân cùng các đệ tử ngồi thuyền du ngoại cũng thấy cảnh này. Một đệ tử liền hỏi vì sao Lạc Sơn Đại Phật lại rơi lệ, vị cao nhân trả lời vì ngài đang đang lo lắng và buồn thay cho nhân thế thời nay không còn kính Phật như xưa. Ngài cười khi thấy vị cao nhân kia hiểu được lòng Phật, sau này sẽ làm nên công trạng, chúng sinh có hy vọng được cứu rỗi.

Bên cạnh hiện tượng Phật rơi lệ người dân Trung Quốc còn cho rằng từng thấy tượng Phật tỏa ánh hào quang ngàn năm có một lần. Theo báo Nhân dân của Trung Quốc, vào  9 giờ 43 phút ngày 7 tháng 5 năm 2002, khu vực núi Lăng Vân ghi nhận xảy ra hiện tượng ngàn năm hiếm thấy.

Khi đó dù đám mây buổi sáng vẫn phủ đầy quanh núi nhưng trên đỉnh Lạc Sơn Đại Phật lại xuất hiện 1 quầng mặt trời tỏa ánh hào quang rực rỡ, trải rộng khắp Lăng Vân với đường kính đến 300 mét.

Và thật trùng hợp, bởi 2 năm trước đó là năm đại hỷ của Trung Quốc, năm 2001 quốc gia đông dân này chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), năm 2000 Trung Quốc thành công đăng cai Thế vận hội (Olympic) Bắc Kinh 2008.

Hòa thượng Thích Nhật Quang chia sẻ 8 quy tắc đàn Pháp cho hành giả tu trì Mật tông

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận