Bất hiếu là gì và bất hiếu theo giáo lý nhà Phật
Đối với con người, đạo hiếu là đức hạnh hàng đầu. Theo giáo lý nhà Phật nếu con cái bất hiếu với cha mẹ sẽ phải chịu hậu quả nặng nề.
Bất hiếu là gì?
Trong Hiếu Kinh (phần đầu chương Khai Tông Minh Nghĩa", Khổng Tử nói: “Hiếu là cái gốc của đức, giáo hóa đức hạnh đều do hiếu sinh ra. Con ngồi xuống, ta nói cho con nghe. Thân thể, da tóc, là nhận được từ cha mẹ, không được hủy hoại, là khởi đầu của hiếu. Lập thân hành Đạo, lưu danh hậu thế, để rạng danh cha mẹ, là tận cùng của hiếu. Đạo Hiếu, bắt đầu bằng phụng sự cha mẹ, tiếp đến là phụng sự quân vương, cuối cùng là lập thân”. Và lời ngắn ngủi của thánh nhân đã nói rõ bản chất, mục đích và ý nghĩa của chữ Hiếu.
Hiểu là cái gốc của đức. Một người thuận thảo đạo hiếu nhất định là một người nhân đức. Một người không nhân đức ắt sẽ không tuân theo đạo hiếu. Do đó có thể thấy rằng, một người trong nội tâm khuyết thiếu nhân đức thì dù người ấy có tỏ hiếu kính với cha mẹ tổ tiên như thế nào thì cũng không được coi là người có đạo hiếu chân chính.
Ngày nay, tội bất hiếu bị pháp luật xử phạt nghiêm minh và nó được luật hóa tại điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, con cái có:
- Bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình
- Nghĩa vụ tham gia sản xuất, tạo thu nhập, đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình theo khả năng của mình
- Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, khuyết tật…
Những hành vi ngược đãi, không kính trọng, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ như:
- Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở, nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách…
- Có hành vi bạo lực như đánh đập, giam hãm… làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần.
(Quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC)
Tùy từng hành vi, tính chất mà những người con bất hiếu có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Bị xử phạt hành chính đến 2 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP các hành vi sau đây sẽ bị xử phạt hành chính:
- Đánh đập, gây thương tích cho thành viên gia đình bị phạt tiền từ 1 triệu đến 1,5 triệu
- Hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình bị phạt tiền từ 1,5 triệu đến 2 triệu
- Lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu
- Từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha mẹ thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đến 300 nghìn đồng.
Phải chịu trách nhiệm hình sự
Ngoài bị xử phạt hành chính, những người con bất hiếu còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội sau:
- Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù
- Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam
- Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 02 năm tù giam.
Câu chuyện về sự bất hiếu được trích từ quyền Báo ứng hiện đời của Diệu Âm Lệ Hiếu
Tại thôn nọ thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc có một gia đình tám người trong một thời gian ngắn xảy ra bi kịch mà khắp “mười phố tám quê” ai cũng biết. Tuy đa số không hiểu Phật pháp là chi, nhưng ai cũng cho đây là báo ứng.
Hai vợ chồng trong gia đình này suốt bao năm dốc sức cấy cày nuôi dưỡng sáu người con gồm ba trai, ba gái, lo chu toàn trách nhiệm kẻ làm cha mẹ. Họ cưới dâu, xây nhà cho con trai ra riêng, sắm đủ của hồi môn để gả con gái. Thực hiện chu toàn những việc này không phải dễ, rất vất vả khó khăn, là điều hiển nhiên ai cũng thấy.
Người cha do lao lực quá độ mà bị bệnh nặng rồi qua đời. Trong thôn ai cũng thở dài cảm thán, nói ông mệnh khổ, nhưng bà vợ của ông mệnh càng khổ hơn. Vì chồng mất chưa đầy một tháng thì bà vợ bị xuất huyết não, dẫn đến bán thân bất toại phải nằm trên giường. Tuy bản thân có thể dùng tay trái để ăn cơm, song không thể đi vệ sinh hay tắm rửa, rất cần có người dìu đỡ chăm sóc.
Sáu đứa con gồm trai lẫn gái và sáu dâu rể, tổng cộng là 12 người, chưa tính đến cháu, đã đối đãi như thế nào đối với người mẹ cả đời gian khổ vì con này?
Mới đầu họ sắp xếp hai người một nhóm, luân phiên chăm sóc mẹ. Nhưng chẳng bao lâu, vợ chồng ba đứa con trai cảm thấy rất chán ngán, phiền mệt, nên trong nhà bắt đầu xảy ra chuyện. Do giữa các nàng dâu và mấy cô con gái bất hòa, thường nổ ra gây cãi ầm ĩ. Vì vậy, họ cấm không cho bên con gái đem cơm chăm sóc cho mẹ nữa.
Mới đầu, ba con trai còn cho mẹ ăn, uống chút đỉnh. Sau đó họ nghĩ: “Nếu ăn uống thì phải đi nhà xí”…nên ba cô con dâu bắt đầu giảm khẩu phần ăn cho mẹ chồng. Có khi cả ngày không cho bà dùng món chi cả. Do con gái và ba cô con dâu không thuận hòa, nên mười ngày nửa tháng, họ cũng hiếm khi đến thăm.
Có lần ba cô con gái đến thăm mẹ, phát hiện ra bà yếu đến mức không còn sức, ghé sát tai vào mới nghe giọng bà thều thào:
- “Mẹ đói….mẹ đói”….Thế là họ vội tìm chút gì đó cho mẹ ăn. Nào ngờ, ba nàng dâu thấy vậy nổi cơn thịnh nộ, chạy đến chỗ mẹ chồng đang nằm lớn tiếng quát lên:
- Bà mới dùng xong hai chén cháo, sao còn đòi ăn nữa? Có phải là muốn chết hay không? Bà nói vậy khiến con gái bà tưởng là chúng tôi bất hiếu đấy!
Nhờ ba cô con gái kiên trì, cuối cùng bà cũng được dùng một chút ít. Lúc cho mẹ ăn, ba cô gái thừa dịp chị dâu đi vắng, bèn luồn tay vào sờ thấy bụng mẹ hóp gầy, chứng tỏ lời ba chị là dối trá.Thế là hôm sau, ba cô gái đem đến cho mẹ sáu cái trứng gà, bà mẹ ăn ngấu nghiến, chốc lát đã hết sạch. Sau đó như được tăng lực, bà mách nhỏ với ba con gái:
- Các con không đến thì tụi nó một chút cơm nước cũng ít chịu cho mẹ dùng, chúng muốn để mẹ chết đói đó.
Mấy ngày sau ba cô gái lại mang đến cho mẹ thức ăn ngon để tẩm bổ. Con gái đang cho bà ăn thì bị ba anh trai nhìn thấy. Họ liền vào giật lại, ném xuống đất, dùng chân chà đạp lên thức ăn, phẫn nộ mắng em không được cho mẹ dùng, viện cớ là bệnh bà xuất huyết não không thể ăn được đồ bổ, dễ bị xuất huyết. Họ bảo:
- Các cô mà làm mẹ chết thì ai chịu trách nhiệm đây? Muốn lo cho mẹ thì hãy rước mẹ về mà lo, đừng có tới đây chăm ăn mà không chịu cưu mang.
Chuyện trong nhà họ chẳng mấy chốc lan ra cả thôn đều biết. Không bao lâu, nơi sân họ vọng ra tiếng khóc lóc kêu gọi mẹ thảm thiết. Sự nhẫn tâm bỏ mẹ đói khát khiến cho bà cụ xấu số, bất hạnh đã phải sớm lìa đời. Tiếng các con bà khóc than, kêu gào nghe vang trời động đất. Họ mặc áo tang đưa mẹ đi chôn, giấy tiền vàng mã được ném đầy lên không trung, bị cơn gió lạnh phẫn nộ thổi bay tứ tán.
Một tháng sau đó, cậu con trai cả bị nghẽn mạch máu não phải vào cấp cứu ở bệnh viện tỉnh. Tuy được cứu sống, nhưng trở thành liệt nửa người, tay chân bị co rút.
Cậu cả xuất viện được một tháng thì cậu hai và nàng dâu cả tiếp nối vào bệnh viện. Họ cũng bị y chang chứng nghẽn tắc mạch máu não. Được 12 ngày, hai người này vẫn còn chưa xuất viện thì cô con gái thứ hai cũng đồng chứng bệnh như trên, phải nhập viện gấp.
Cô gái thứ hai xuất viện được hai ngày thì nàng dâu thứ ba cũng vào viện. Không phải bị nghẽn mạch máu não, mà bị thủng bao tử. Cô này vẫn còn đang điều trị thì chàng rể thứ ba bị xe tông văng ra xa hơn hai mét. Lúc đưa đến bệnh viện tuy còn thở, nhưng toàn thân xương cốt đa phần đều bị gãy, xương gối trái thì bị nứt, gối phải dập nát, suốt mấy tháng liền không cử động được.
Tính ra, người mẹ chết chưa đầy một năm thì con trai, con gái, dâu, rể….đã liên tục nối đuôi nhau vào bệnh viện. Người nào khi ra viện cũng tốn hơn vạn tiền. Có người đã bình luận trường hợp của họ thế này: “Bệnh viện tỉnh đã được gia đình các nghịch tử này “nuôi tốt”, vì thu được bộn tiền”.
Trong thời gian đó, câu chuyện bất hiếu của họ được đồn vang khắp nơi, ai cũng biết. Chuyện của họ trở thành đầu đề cho mọi người bàn tán lúc làm việc hay nhàn rỗi.
Mặc dù địa phương đó rất ít người tin Phật, nhưng trong lúc luận đàm, ai cũng nhất trí nói rằng: “Đây chính là báo ứng cho những kẻ làm con mà bất hiếu!”.
Chuyện vẫn chưa hết, cậu cả dù bị bán thân bất toại, nhưng hôm nọ khi di chuyển qua đường, lại bị xe tông thêm một nạn nữa làm tổn thương não, thành ra người thực vật. Nghe nói đến nay vẫn còn nằm trong nhà.
Không bao lâu thì cậu hai bị viêm gan, bị cơn bệnh giày vò hơn một năm thì chết. Tiếp theo nàng dâu cả bị nghẽn máu não cũng lìa đời.
Láng giềng tôi kể: “Cháu trai, cháu gái nội ngoại đa số đều do một tay bà chăm sóc. Nhưng lúc bà bệnh nằm viện suốt thời gian dài, không đứa nào ngó tới, nghe mà chạnh lòng”. Chỉ mong các vị thiện tri thức dạy cho họ Phật pháp, để chuyển biến vận mệnh xấu về sau này. Nếu không, thiên lý trừng phạt công minh, kết cuộc bi thảm của hậu bối bà thật khó mà tưởng tượng nổi.
Bất hiếu theo giáo lý nhà Phật
Theo giáo lý nhà Phật, hiếu thảo được xem là đứng đầu trăm hạnh (Hiếu vi bách hạnh chi tiên) thì bất hiếu là một trọng tội. Đức Phật từng ví cha mẹ như 2 vị Phật trong nhà là Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Di Lặc.
Đức Phật từng ví cha mẹ như trời Phạm Thiên, như bậc Đạo sư ở đời. Đức Phật dạy mọi người phải biết ơn cha mẹ, hiếu kính cha mẹ, biết phụng dưỡng cha mẹ bằng điều lành và làm những điều tốt đẹp nhất, cần thiết nhất cho cha mẹ.
Cụ thể là chăm sóc đời sống tinh thần, tâm linh của cha mẹ, hướng cha mẹ đến với điều thiện, điều lành và tránh xa điều ác, bất thiện; giúp cha mẹ tạo nhân duyên lành mang lạc an lạc, hạnh phúc cho đời này cùng đời sau.
Đối với những người ngược đãi cha mẹ sẽ chịu quả báo, phúc báo có gây dựng bao nhiêu cũng mất hết, kiếp này không chịu hết thì sang kiếp sau. Hiếu thảo và bất hiếu đều không nằm ngoài quy luật nhân quả.
Có rất nhiều nguyên nhân tạo thành sự bất hiếu. Trong đó:
- Kiêu ngạo: Vì quá yêu thương con nên bố mẹ có xu hướng nuông chiều khiến con cái làm tổn thương cha mẹ. Không cần biết cha mẹ suy nghĩ gì mà cứ làm để thỏa mãn mong muốn của mình.
- Vô tâm: Vì quen được bố mẹ nuông chiều quan tâm nên con cái dần dần trở nên bướng bỉnh, thậm chí có những lời nói, hành vi không tuân thủ theo những gì bố mẹ dạy bảo. Lâu dần chúng trở nên vô phép tắc, không coi bố mẹ ra gì nữa.
- Lêu lổng: Để thỏa mã thú vui của bản thân nên chỉ thích đàn đúm bạn bèm vui chơi lêu lỏng. Thường xuyên rời khỏi nhà không để ý xem bố mẹ sống chết ra sao.
- Vong ơn: Bố mẹ có cong sinh thành, dưỡng dục nhưng con cái lại coi thường, phớt lờ công ơn này bằng thái độ coi bố mẹ không bằng người ngoài. Chính những điều này đã tạo nên ác nghiệp. Tích tụ lâu ngày thành tội bất hiếu.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận