Dự báo ngày 17/12, bão Rai đi vào Biển Đông, trở thành bão số 9

Khi nhận được các thông tin về bão Rai (bão Odette), Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam đã ban hành cảnh báo nguy hiểm trên vùng biển.

Đỗ Thu Nga
08:39 15/12/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bão Rai đang hoạt động thế nào tại Philippines?

Tính đến tối ngày 14/12, bão Rai (bão Odette) vẫn đang hoạt động trên vùng biển ngoài khơi Philippines. Đáng lưu ý, trong ngày hôm qua 13.12, bão Rai có cường độ gió mạnh cấp 8, giật cấp 10, nhưng đến chiều nay đã mạnh lên cấp 10, giật cấp 12.

Cơ quan Quản lý Dịch vụ Khí quyển, Địa vật lý và Thiên văn Philippines (PAGASA) dự báo, bão Rai sẽ tiếp tục di chuyển về phía Tây trên biển Philippines vào chiều 15/12. Sau đó, cơn bão này có thể đổ bộ vào đất liền ở Caraga hoặc Đông Visayas vào chiều hoặc tối 16/12.

Cũng theo PAGASA, bão Rai có thể mạnh thêm trước khi đổ bộ vào đất liền. Đến sáng và chiều 16/12, sức gió mạnh nhất có thể lên đến 155km/h. Có khả năng cao là Visayas, phần lớn Mindanao và phần phía Nam của Luzon sẽ bị ảnh hưởng bởi cơn bão nghiêm trọng này, với lượng mưa từ lớn đến rất lớn, có thể gây lũ lụt và lở đất.

Bao-so-9-manh-co-nao-0
Dự báo đường đi của bão Rai

Hội đồng Quản lý và Giảm thiểu thiểu Rủi ro Thiên tai Khu vực của Eastern Visayas (RDRRMC) đã hủy bỏ đi lại trên bộ đối với những người đến và đi từ Mindanao và Luzon, có hiệu lực từ 8h00 ngày 14/12, ngoại trừ những người đã quá cảnh. Hành động này nhằm ngăn chặn di chuyển không mong muốn, sự gia tăng và tập trung đông đúc người cùng phương tiện tại cảng và nhà ga do việc hủy bỏ các chuyến bay đi biển vì điều kiện thời tiết xấu.

Về đường bộ, Giám đốc khu vực Văn phòng Giao thông Đường bộ cũng đã ban hành 1 thông tư về việc yêu cầu tạm dừng việc di chuyển bằng đường bộ đến Visayas và Mindanao bắt đầu từ 18h ngày 13/12.

Thông tư này giống như một biện pháp ngăn ngừa thiệt hại có thể xảy ra về cả tính mạng và tài sản do bão Rai gây ra. 

Phía PAGASA cũng cảnh báo về khả năng xảy ra ngập lụt ven biển do sóng cao gần bờ và triều cường ở những khu vực trũng dọc theo đường đi của bão. 

Bão Rai còn có thể gây biển động mạnh ở Mindanao, Bắc và Trung Luzon.  Cơ quan khí tượng Philippines cảnh báo nguy hiểm cho tàu thuyền đang hoạt động ở vùng bão đi qua.

Bao giờ bão Rai đổ bộ vào Biển Đông thành bão số 9?

Theo cơ quan khí tượng, dự báo ngày 17/12, bão Rai sẽ đi vào Biển Đông, trở thành bão số 9. Dự báo, khi vào Biển Đông, bão số 9 sẽ là cơn bão mạnh và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực đất liền ở các tỉnh Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

Do ảnh hưởng của bão Rai, từ ngày 17 đến 18/12, các phương tiện, tàu thuyền hoạt động ở nam Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa, cần đề phòng, cảnh giác với gió mạnh ảnh hưởng từ cơn bão này.

Bao-so-9-manh-co-nao-8
Trong 24 giờ qua, bão RAI đã mạnh lên 2 cấp; hiện cường độ bão đang ở cấp 10, giật cấp 12

Trong ngày 14/12, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã có thông báo hỏa tốc gửi các bộ, ngành TW và 19 tỉnh, thành phố khu vực Trung bộ, Nam bộ đề nghị dự họp trực tuyến vào sáng mai 15/12, để bàn phương án chuẩn bị ứng phó với cơn bão Rai.

19 tỉnh, thành phố được triệu tập cử lãnh đạo dự họp gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.

Trước bão Rai, miền Trung từng hứng chịu những cơn bão mạnh cỡ nào?

Theo một thống kê của Ban chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai cho thấy, trước bão Rai, trong lịch sử, các tỉnh miền Trung đã từng chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão mạnh, gây thiệt hại về người và tài sản. Cụ thể:

- Bão Linda (tháng 11/1997): Cơn bão này hình thành trên khu vực quần đảo Trường Sa với sức gió cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Sau đó nó đổ bộ vào đất mũi Cà Mau làm gần 3.000 người chết và mất tích, trên 3.000 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng; 136.334 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 107.892 nhà bị sập, đổ; 204.564 nhà bị hư hại. Bão Linda gây thiệt hại về kinh tế ước tính gần 7.200 tỷ đồng.

Bao-so-9-manh-co-nao-7
Đường đi của cơn bão Linda tháng 11/1997

- Bão số 6 (bão Xangsane, tháng 10/2006): Cơn bão này đổ bộ vào miền Trung. Và đây là cơn bão đổ bộ vào đất liền mạnh nhất trong 20 năm tính đến thời điểm đó. Cường độ gió cấp 12, giật cấp 13, cấp 14. Sau bão, 76 người chết và mất tích, 532 người bị thương; gần 350.000 căn nhà bị đổ, hư hại; gần 1.000 tàu thuyền bị chìm và hư hại. Thiệt hại về kinh tế lên đến 10.000 tỷ đồng.

- Bão số 9 (bão Durian, tháng 12/2006): Cơn bão này di chuyển dọc ven biển Khánh Hòa xuống vùng biển phía Nam qua Bình Thuận (đảo Phú Quý), gây gió cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 12, cá biệt có thời điểm cấp 15 vào sáng 4.12.2006. Sau đó nó đến TP Hồ Chí Minh (huyện Cần Giờ) vào Tiền Giang, Bến Tre và một phần bắc Trà Vinh. Tiếp tục di chuyển đến Vĩnh Long và kết thúc ở Cần Thơ. Cơn bão này khiến 85 người chết và mất tích, trên 160.000 căn nhà bị đổ, hư hại, ước tính thiệt hại về tài sản lên đến 7.314 tỷ đồng.

Bao-so-9-manh-co-nao-4
Cơn bão Damrey gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung trong tháng 12/2017

- Bão số 12 (bão Damrey, 2017): Cơn bão này có sức gió cấp 11, cấp 12, giật cấp 13, cấp 14, đổ bộ vào khu vực Bình Định - Khánh Hòa, gây lũ lớn gần mức lịch sử tại các tỉnh Nam Trung bộ. Khi nó đi qua đã khiến 123 người chết và mất tích, 3.550 nhà sập đổ, gần 300.000 nhà hư hỏng, thiệt hại 73.744 lồng bè nuôi thủy sản… Tổng thiệt hại về kinh tế do cơn bão này gây ra lên tới 22.679 tỉ đồng.

Xem thêm: Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới vào Philippines, có thể trở thành bão số 9 trên biển Đông

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận