Bà bầu có nên tiêm vaccine COVID-19 không?

Bà bầu là đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 và diễn biến nặng hơn. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe bà bầu rất nhiều người thắc mắc "bà bầu có nên tiêm vaccine COVID-19 không"?

Đỗ Thu Nga
08:41 16/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước nên nhu cầu tiêm vaccine phòng bệnh tăng cao. Một trong những đối tượng đang có nhiều thắc mắc về việc tiêm vaccine chính là bà bầu.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3445/QĐ-BYT, sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Trong quyết định mới, Bộ Y tế nêu rõ người thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng, trong đó có phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. 

Trước đó đã có không ít chuyên gia y tế giải đáp câu hỏi "bà bầu có nên tiêm vaccine COVID-19 không"? Cụ thể, Bác sĩ Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, tử vong do COVID-19. Các chuyên gia cũng khẳng định, mắc COVID-19 trong giai đoạn thai kỳ cũng tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

ba-bau-co-nen-tiem-vaccine-covid-19-khong-0

Việc tiêm vaccine để được bảo vệ là cần thiết, tuy nhiên, khuyến cáo tạm thời của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, hiện có rất ít dữ liệu đánh giá tính an toàn của vaccine phòng COVID-19 trong thời kỳ mang thai. Hiệp hội Sản phụ khoa Hoàng gia Anh quốc (RCOG) cũng khuyến cáo cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi chỉ định vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai. Theo đó, bà bầu có thể được tiêm vaccine phòng COVID-19 nếu lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vaccine. 

Bác sĩ Nguyệt cũng cho biết, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tạm thời về Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19, trong đó phụ nữ mang thai thuộc nhóm phải trì hoãn tiêm chủng.

Song phụ nữ mang thai nếu thuộc nhóm như: Đang mắc bệnh nền khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19; nhân viên y tế, nhân viên xã hội do có nguy cơ cao phơi nhiễm virus; bị mắc đái tháo đường thai kỳ; béo phì có BMI từ 40 trở lên... có thể được tiêm vaccine phòng COVID-19. Nếu được tiêm, họ phải được bác sĩ tư vấn, theo dõi chặt chẽ.

PGS.TS Trần Đắc Phu- nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Chuyên gia cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng từng lên tiếng về vấn đề này. Theo ông Phu, vaccine COVID-19 là vaccine được cấp phép trong điều kiện khẩn cấp và dữ liệu lâm sàng về nghiên cứu trên bà bầu chưa thật đầy đủ để những vấn đề liên quan đến phản ứng, hay ảnh hưởng đến thai nhi... Do đó, hiện tại đây là đối tượng trì hoãn trong tiêm chủng vaccine COVID-19.

Tuy nhiên, ông Phu cũng cho biết, nhiều nước dịch COVID-19 bùng phát và lây lan với cấp độ rộng nên mức độ rủi ro với người dân nói chung, trong đó có phụ nữ mang thai là rất cao. Do đó, đã có nhiều mong muốn tiêm phòng COVID-19 cho bà bầu.

ba-bau-co-nen-tiem-vaccine-covid-19-khong-8

Một điểm liên quan nữa được ông phu đưa ra là, nếu bà bầu mà thường xuyên phải đi vào vùng dịch hay vùng có nguy cơ lây nhiễm, cần thiết có thể tiêm. Song khi có đầy đủ dữ liệu hơn thì có thể tiêm rộng rãi cho các phụ nữ mang thai.

Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, sử dụng vắc xin COVID-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn. Để giúp bà bầu đưa ra đánh giá này, cần cung cấp thông tin cho họ về nguy cơ mắc COVID-19 trong thời kỳ mang thai cũng như lợi ích của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tễ của địa phương và những hạn chế hiện tại về số liệu an toàn ở phụ nữ mang thai. 

Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng. Đồng thời, WHO không khuyến cáo tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (ví dụ người đang mắc bệnh nền), có thể được tiêm vắc xin phòng COVID-19 và phải được bác sĩ tư vấn, theo dõi chặt chẽ. 

Cũng liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Amodita Ahuja - bác sĩ sản phụ khoa tại Delhi (Ấn Độ) cho rằng: Mặc dù phụ nữ mang thai không có xu hướng dễ bị nhiễm COVID-19 hơn, nhưng có một thực tế rõ ràng là nếu họ mắc phải nó, tình trạng của họ có thể xấu đi nhanh chóng. Điều này làm tăng thêm rủi ro liên quan đến các bệnh đi kèm như béo phì, tiểu đường và cao huyết áp. Vị tiến sĩ này cũng chỉ ra một số điều cần thiết các bà mẹ mang thai cần lưu ý trước, trong và sau khi tiêm vaccine COVID-19:

Trước khi tiêm COVID-19: 

- Trước khi tiêm chủng hãy uống đủ nước, ngủ đủ 8 tiếng và ăn nhẹ trước khi tiêm.

- Mặc quần áo rộng rãi, nhất là từ cánh tay để có thể tiêm vaccine dễ dàng hơn.

- Nếu bà bầu có tiền sử dị ứng nào trước đó với bất  kỳ loại thuốc nào hoặc liều tiêm chủng trước đó, hãy đảm bảo thông báo cho các bộ phận liên quan tại trung tâm.

Trong thời gian tiêm chủng:

- Tuân thủ quy tắc phòng chống dịch COVID-19 như đeo khẩu trang. Không chạm vào phần trước của khẩu trang, tránh vào các bề mặt, duy trì khoảng cách xã hội.

- Sau tiêm vaccine, hãy đợi ít nhất 30 phút, vì nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào, nó sẽ xuất hiện trong 30 phút đầu tiên.

Sau khi tiêm vaccine:

- Sau khi về nhà, nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau toàn thân, đau đầu, đau khớp hãy uống paracetamol sau khi đã thông báo cho bác sĩ phụ khoa của bạn.

- Nếu bị đau cẳng tay, chườm túi nhiệt sẽ giúp bạn đỡ đau hơn rất nhiều.

- Tiếp tục bổ sung sắt, canxi. Thêm vào đó, hãy bổ sung vitamin E và vitamin D, B12 vì chúng sẽ giúp phục hồi nhanh hơn.

- Nghỉ ngơi trong cả ngày và giữ cho cơ thể đủ nước.

Lưu ý: 

- Bà bầu cần chú ý đến một số tác dụng phụ như khó thở, đau ngực, sưng hoặc đau ở tay chân, xuất huyết nhỏ dưới da và ngoài vùng tiêm chủng, nhức đầu dữ dội hoặc dai dẳng, nôn mửa liên tục mà không có bất kỳ lý do rõ ràng nào, mờ mắt hoặc đau mắt. Những triệu chứng này có thể rất giống với các triệu chứng mang thai, nhưng nếu chúng dai dẳng, hãy liên hệ với bác sĩ phụ khoa của bạn ngay lập tức.

- Nếu bạn đang ở trong tam cá nguyệt cuối cùng, hãy lưu ý những chuyển động của thai nhi. Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy thai nhi chuyển động ít hơn, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.

- Mặc dù chưa rõ tác dụng lâu dài nhưng nhìn vào tình hình thực tế của đại dịch COVID-19, tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Những điều cần biết về đăng ký tiêm vaccine COVID-19

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận