Thất tịch 7/7: Ăn bao nhiêu đậu đỏ là đủ và ai không nên ăn chè đậu đỏ?
Tương truyền, ăn chè đậu đỏ vào ngày 7/7 để cầu duyên. Tuy nhiên, ăn đậu đỏ bao nhiêu là đủ và ai không được ăn thì ít người biết?
Thất Tịch diễn ra vào ngày 7/7 âm hàng năm, gắn liền với truyền thuyết về chuyện tình của Ngưu Lang - Chức Nữ. Ở một số nước châu Á, Thất Tịch được xem là một ngày lễ tình nhân.
Dân gian tương truyền, vào ngày Thất Tịch 7/7, ăn chè đậu đỏ giúp cầu duyên cho những ai còn lẻ bóng. Với những cặp đôi yêu nhau, ăn chè đậu đỏ sẽ thêm bền chặt, hạnh phúc. Vì thế, vào ngày này rất nhiều bạn trẻ ăn trẻ đậu đỏ, thậm chí còn chọn khung giờ đẹp để ăn các món ăn phù hợp được làm từ đậu đỏ.
Theo quan niệm, ăn đậu đỏ để cầu duyên, thế nhưng ăn bao nhiêu là đủ và ai không nên ăn thì chắc rằng không phải bạn trẻ nào cũng tìm hiểu trước?
Đậu đỏ - "thần dược" rẻ bèo cho sức khỏe
Đậu đỏ (danh pháp hai phần: Vigna angularis, tên tiếng Anh: Azuki bean, có khi gọi tắt là Azuki) là loại cây dây leo thuộc họ Đậu, được trồng nhiều ở các nước Đông Á đến imalaya.
Hạt đậu đỏ dài khoảng 5mm, có màu đỏ. Mùa hoa vào khoảng tháng 6 - 7, mùa quả vào khoảng 7 - 8.
Trong ẩm thực, đậu đỏ được sử dụng nhiều trong các món ăn Trung Quốc, làm đồ ngọt của Nhật Bản. Ở Việt Nam, đậu đỏ thường được dùng nấu chè.
Trong đậu đỏ có chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường, đạm, chất xơ, chất béo, khoáng chất như: canxi, phốt-pho, sắt, axit nicotinic, vitamin B1, B2…
Cụ thể, hạt khô chứa glucid 64,4%, protid 19,9%, nước 10,8%, chất xơ 7,8%, tro 4,3%, lipid 0,5%... Hạt còn chứ globulin, Ca, P, Fe, vitamin A1, B1, B2.
Theo y học cổ truyền, đậu đỏ có vị ngot, chua, tính bình vào hai kinh tâm và tiểu trường. Có tác dụng lợi thủy, hành huyết, tiêu thũng, bài nũng (loại mủ). Dùng trị thủy thũng cước khi tả ly ung nhọt sưng tấy.
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, bột đậu đỏ và đậu đỏ nguyên hạt có thể cung cấp cho cơ thể lượng protein cần thiết. Protein là thành phần chính trong cơ thể. Nó được tạo ra từ các axit amin để tạo ra các tế bào, mô, cơ và xương. Còn protein có nhiều vai trò đối với sức khỏe như: Tạo ra kháng thể bảo bệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng; Tạo ra enzyme thúc đẩy quá trình chuyển hóa, trao đổi chất; Truyền tín hiệu hoạt động đến các tế bào, mô và các cơ quan nội tạng.
Ăn đậu đỏ còn có nhiều lợi ích khác với cơ thể như:
- Điều hòa lượng đường trong máu vì mỗi cốc đồ uống từ đậu đỏ có chứa khoảng 40g carbohydrate. Song carb trong đậu đỏ là carb tốt, giàu chất xơ chứ không như các loại carb đơn giản có trong các loại đồ ngọt và thức ăn nhanh. Cơ thể bạn có xu hướng tiêu thụ carb tốt từ từ.
- Ăn đậu đỏ còn giúp thanh lọc cơ thể và giải độc.
- Ăn đậu đỏ có tác dụng giảm cân an toàn.
- Ăn đậu đỏ tốt cho thận nhất là với người bị thận nhiễm mỡ.
- Ăn đậu đỏ còn giúp giảm stresss; hỗ trợ gan; bảo vệ tim mạch; ổn định huyết áp; điều trị phụ khoa; lợi sữa; làm đẹp da.
Đặc biệt, ăn đậu đỏ làm giảm khả năng mắc ung thư. Một chế độ ăn uống lành mạnh với các loại đậu, đặc biệt là đậu đỏ, sẽ giúp bạn ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe tệ hại như béo phì hoặc ung thư. Vì trong đậu đỏ có hàm lượng chất xơ dồi dào nên đậu đỏ, bột đậu đỏ hoặc các chế phẩm từ đậu đỏ có nhiều khả năng ngăn ngừa ung thư đại trực tràng và ung thư vú.
Ăn bao nhiêu đậu đỏ là đủ?
Mặc dù đậu đỏ rất tốt đối với sức khỏe con người nhưng các chuyên gia khuyến nghị, chúng ta không nên quá lạm dụng đậu đỏ trong chế độ ăn thường nhật. Chúng ta cần phải sử dụng đậu đỏ một cách khoa học, như vậy mới phát huy được tối đa tác dụng.
Nếu như nấu nước hoặc ninh đậu đỏ để ăn thì không nên ngâm quá lâu. Sử dụng nước đậu đỏ ngâm quá lâu khiến cho cơ thể bạn cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng, dẫn đến hiện tượng tăng cân. Khi nấu nước đậu đỏ uống thì bạn nên bỏ ít đường hoặc không bỏ đường sẽ giúp bạn giảm cân rất tốt.
Không nên uống nước dậu đỏ cùng với sữa tươi vì sẽ khiến tăng cân rất nhanh. Song cũng không nên sử dụng đậu đỏ hàng ngày vì sẽ khiến cho cơ thể của bạn thừa chất, điều này cũng không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Nếu như nấu nước đậu đỏ thì bạn chỉ nên sử dụng 4 – 5 ly/ tuần. Bạn cũng nên lưu ý vệc chọn lựa đậu đỏ để sử dụng.
Nếu bạn sử dụng những loại hạt đậu hư hỏng này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đồng thời trong nhiều trường hợp còn có thể gây ngộ độc cho con người.
Hạt đậu đỏ được dùng trị thủy thủng, sưng phù chân, bụng đầy trướng, viêm loét dạ dày – ruột, tả, lỵ… Ngày 20 - 40g sắc uống. Có thể chế thành bột để ăn ngày 9 - 16g. Dùng ngoài hạt tươi hoặc khô, giã nát hoặc tán bột, trộn giấm, đắp.
Những ai không nên chè ăn đậu đỏ?
Đậu đỏ rất tốt nhưng khi sơ chế trước nấu cần loại bỏ hoạt chất Lectin (đây là chất rất dễ gây ngộ độc, nhất là khi tiêu thụ quá nhiều).
Không được ăn đậu đỏ sống và khi nấu thời gian để lâu hơn 10 phút. Trường hợp bị ngộ độc sẽ xuất hiện một vài biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng co thắt…
Đậu đỏ kỵ với dạ dày dê. Nếu kết hợp đậu đỏ cùng dạ dày dê (hoặc ăn đậu đỏ rồi ăn dạ dày dê) thì sẽ gây đau bụng tiêu chảy và phù nề.
Đó là vì đậu đỏ có chứa saponin. Chất này kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, vì vậy, nếu ăn thêm dạ dày dê thì sẽ dễ gây hại cho hệ tiêu hóa.
Đậu đỏ cũng không hợp với người hay bị lạnh tay chân, tê tay chân, tiêu hóa kém, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ăn kém ngon, hay bị ho khi trời lạnh…
Không nên nấu đậu đỏ bằng nồi gang, nồi sắt vì sắc tố có trong hạt đậu đỏ sẽ bị chuyển thành màu đen.
Xem thêm: Vì sao lễ Thất tịch 7/7 nhất định phải ăn chè đậu đỏ?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận