9 tiêu chuẩn của 1 người tốt có phúc báo, bạn đạt được bao nhiêu?
Đọc xong 9 tiêu chuẩn của 1 người tốt sẽ được nhận phúc báo ở bài viết dưới đây rồi hãy đem ra đối chiếu xem mình được mấy điểm nhé.
Phúc báo của một người chính là quả báo tốt đẹp đến với người đó có nguyên nhân xuất phát từ một hành vi lương thiện trong quá khứ. Nói cách khác, hôm nay một người làm một việc tốt, trong tương lai một điều tốt đẹp sẽ tự đến với người đó.
Phúc báo là do tu tập hành thiện bố thí mà thành. Chúng ta nếu biết học từ, bi, hi, xả một cách chân chính tức cũng có thể làm bố thí một cách chân chính, từ đó mới có được phúc báo. Và dưới đây là 9 tiêu chuẩn của 1 người tốt sẽ được nhận phúc báo:
1. Lương thiện
Lương thiện là yếu tố quan trọng của người có phẩm chất tốt. Một người mà luôn mang trong tìm trái tim từ bi thì mới khiến người khác yêu thương, nể trọng.
Cần phải giữ nhiều thiện tâm, làm nhiều việc thiện thì mới có thể đường đường chính chính đạt được cảnh giới “ban ngày không làm chuyện khuất tất, ban đêm không sợ ma gõ cửa”.
2. Phúc hậu
Cổ nhân có câu "hậu đức tải vật", có nghĩa là nói con người nếu có đức hạnh thì không có việc gì là không thể không gánh vác được. Ngược lại, người mà không có nhiều đức thì không thể gánh vác được những công to việc lớn.
Câu danh ngôn này khuyên chúng ta rằng, phải vui vẻ khi chịu thiệt thòi, nghĩ cho người khác nhiều hơn, thì mới có thể đạt được thành công trong sự nghiệp. Đồng thời, đức nhiều là phúc, làm người phải hiền hậu thì mới có được sự tôn trọng.
3. Giữ chữ tín
Một người nếu không có lòng tin, thì việc gì cũng không thể làm tốt. Sự giao tế giữa người với người, điều quan trọng là phải được tin tưởng. Cổ nhân coi việc giữ chữ tín là một trong những phẩm hạnh cực quan trọng của đời người.
Người ở trong xã hội này không coi trọng chữ tín, thì khẳng định là không ai muốn giao tiếp với bạn, càng không thể đạt được sự tin tưởng của người khác.
4. Khiêm tốn
Khiêm tốn cũng là 1 đức tính quan trọng tạo nên nhân cách của con người. Cho dù là trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì hãy hạ thấp mình một chút, chờ đợi việc tốt đến. Một mặt là có lợi cho sự phát triển bản thân, mặt khác nó sẽ có lợi cho chúng ta hợp tác với người khác.
Cổ nhân dạy, cho dù làm hạng người gì, thì cũng không được nịnh nọt, tham tiền tham của; cho dù làm công việc gì, cũng không được nhất thời, qua quýt. Người khiêm tốn thì ai ai cũng yêu mến.
5. Kiên trì
Làm việc đều phải có sự quyết tâm, bền lòng và nhẫn lại, phải có tinh thần làm việc đến cùng, đây là mấu chốt của sự thành công, nếu không thì chỉ là kẻ vô tích sự. Người xưa nói, nước chảy đá mòn, mài sắt thành kim, chính là muốn nói lên đạo lý này.
6. Chính trực
Một người không nhất thiết phải trở thành vĩ nhân, nhưng hoàn toàn có thể trở thành một người chính trực. Một người chính trực, trước hết phải làm việc có lương tâm.
Làm việc gì cũng phải xuất phát từ lương tâm, thì đó tuyệt đối là người cao thượng, người chính trực. Con người cũng có quan niệm đúng sai rõ ràng, gặp phải vấn đề đều phải có kiến giải của bản thân, tuyệt đối không thể bạn tôi, tôi tốt, mọi người đều tốt. Phải kiên trì theo chân lý, không thể vì quan hệ tốt mà sai lại nói thành đúng, cũng không thể vì quan hệ không tốt mà đúng lại nói thành sai.
7. Thành thật
Thành thật là điều cơ bản làm người, thành thật là một đức tính tốt. Người không thành thật, không ai muốn tiếp xúc. Muốn gánh vác trách nhiệm to lớn thì trước hết phải là người thành thật. Là người thật thì thì mới nhận được lòng tin của mọi người.
8. Trí tuệ
Quân tử trước sau đều giữ vững mình, không lay động. Kẻ tiểu nhân luôn luôn ở trong suy tư lo nghĩ. Quân tử lòng dạ quang minh chính đại, sáng sủa, rộng rãi, thần định, khí an. Kẻ tiểu nhân lúc nào cũng tính toán so đo, suy tính thiệt hơn nên thường mặt mày ủ rũ.
Quân tử luôn khoan dung, không hận người khác, lạc quan sống. Kẻ tiểu nhân trong lòng luôn chứa chấp tạp niệm, uôn cảm thấy người khác không đúng, xã hội không đúng với mình, cảm thấy người khác hơn mình là không thể chịu được nên luôn toan tính.
9. Khoan dung
Người ta hay nói, khoan dung chính là vĩ đại. Con người phải có một tấm lòng khoan dung, có thể chấp nhận những việc khó chấp nhận cảu thiên hạ. Chúng ta phải học cách khoan dung với những người không cùng quan điểm, nhất là người có mâu thuẫn với chúng ta.
Khoan dung với người khác, chính là cách để mở nút thắt trong tâm hồn chúng ta. Khoan dung với người khác để thấy rằng, họ cũng có những ưu điểm.
Đọc đến đây, bạn thấy mình đạt được mấy điểm?
Xem thêm: Phật dạy 1 chữ ẩn chứa thiên cơ, giúp người có phúc báo, tài lộc, may mắn cả đời
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận