3 giai đoạn ôn Ngữ văn "nước rút": Làm đúng quy trình, đảm bảo điểm cao chót vót
Ôn thi Ngữ văn không quá khó nếu bạn biết phân chia giai đoạn ôn tập sao cho chuẩn nhất. Nếu còn chưa biết thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
3 giai đoạn ôn thi Ngữ văn cần nhớ
Giai đoạn 1 - Ôn kiến thức cơ bản
- Ở giai đoạn đầu, bạn cần ôn tập lại và chuẩn bị thật kỹ càng các kiến thức nền tảng cơ bản trước khi "nạp" các kiến thức lớn hơn.
- Đây là giai đoạn hình thành ngay từ khi các bạn bắt đầu quá trình ôn tập các tác phẩm văn học và thời gian trước đó cũng đã nắm chắc các kiến thức cơ bản này rồi.
Giai đoạn 2 - Ôn từng phần từ đọc hiểu đến tác phẩm
- Các bạn đặc biệt chú ý đến việc đọc và phân tích các tác phẩm, tiểu phẩm, văn bản thơ ca.
- Thông thường giai đoạn này sẽ rơi vào trong khoảng tháng 12/2022 cho đến tháng 4/2023, lúc này gần như các bạn đã hoàn thành học xong chương trình lớp 12. Chính vì thế, hãy ôn tập lại ngay toàn bộ các kiến thức đã được học đồng thời kết hợp với việc đọc và phân tích các tác phẩm văn học để tăng khả năng viết bài và vốn từ viết.
Giai đoạn 3 - Luyện đề
- Đây là giai đoạn cuối cùng để bạn thi thử xem kỹ năng làm bài của mình đến đâu; lượng kiến thức dung nạp vào còn hổng chỗ nào. Và đặc biệt, bạn sẽ biết cách căn chỉnh thời gian sao cho hợp lý nhất. Đây chính là khoảng thời gian nước rút.
- Một mẹo mà những người đi trước truyền lại cho thế hệ sau đó là các bạn hãy tập trung ôn tập lại toàn bộ kiến thức của chương trình lớp 12. Bên cạnh đó kết hợp với việc luyện tập làm các đề thi của các năm trước đó để có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc đề thi cũng như rèn luyện cho mình các kỹ năng viết bài, phân bổ thời gian làm bài thi sao cho hợp lý.
Một số tác phẩm trọng tâm ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn THPT 2023
Dựa vào cơ cấu đề thi các năm trước, có thể thấy rằng, các tác phẩm dưới đây có tỷ lệ xuất hiện trong đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT quốc gia 2023 cao nhất:
- Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân): tác phẩm một truyện ngắn tiêu biểu của trong chương trình Ngữ văn lớp 12 và đã từ rất lâu tác phẩm “Người lái đò sông Đà” cũng không xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia. Chính vì thế, trong năm 2023 rất có khả năng tác phẩm này sẽ có trong đề thi.
- Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài): đây là một trong tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài khi viết về người dân ở vùng cao Tây Bắc. Cũng đã rất lâu rồi, tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” đã không xuất hiện trong đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia, do đó khả năng cao tác phẩm này sẽ xuất hiện trong năm 2023.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường): Đây là tác phẩm xuất hiện gần đây nhất trong đề thi THPT Quốc gia năm 2019. Chính vì thế, xác suất của tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” sẽ được ra lại trong đề thi năm 2023 là rất cao.
- Việt Bắc (Tố Hữu): Bài thơ “Việt Bắc” là khúc hát ân tình chung của những con người cách mạng, những con người kháng chiến và của toàn dân tộc thông qua tiếng lòng của nhà thơ Tố Hữu. Đã rất lâu tác phẩm “Việt Bắc” của Tố Hữu đã không xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia nên khả năng cao năm nay tác phẩm này sẽ được xuất hiện trong đề thi Ngữ Văn.
- Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm): Tác phẩm một trong những bài thơ tiêu biểu viết về chủ đề quê hương, đất nước nhưng thông qua các phương diện và cách nhìn nhận mới lạ của nhà văn Nguyễn Khoa Điềm. Tác phẩm xuất hiện gần đây nhất trong đề thi THPT Quốc gia là vào năm 2020 nên xác suất rất cao tác phẩm này sẽ xuất hiện trong năm 2023.
Xem thêm: Thuộc lòng cách làm đề "Đọc hiểu" thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT để ăn chắc 3 điểm
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận