Tiếp thị là gì: Tất tần tật từ A-Z về kỹ năng tiếp thị hiệu quả
Người ta nghe và nói về tiếp thị rất nhiều, nhưng không phải ai cũng biết rõ tiếp thị nghĩa là gì và làm sao để tiếp thị hiệu quả.
Tiếp thị là gì?
Tiếp thị là một thuật ngữ "kinh điển" trong kinh doanh, được nhiều người biết đến. Tiếp thị là "hoạt động thiết lập, quy trình tạo ra, giao tiếp, cung cấp và trao đổi dịch vụ có giá trị giữa tổ chức, doanh nghiệp cho khách hàng, đối tác và xã hội".
Tiếp thị trong tiếng Anh là marketing, về cơ bản là một quy trình quản lý thông qua đó các sản phẩm và dịch vụ chuyển từ khái niệm sang khách hàng. Philip Kotler, cha đẻ ngành marketing hiện đại từng định nghĩa khái niệm này: "Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu của doanh nghiệp".
Tiếp thị không đơn thuần chỉ là quảng bá và bán hàng. Tiếp thị là toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp liên quan tới việc mua/bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Tiếp thị gồm:
- Nhận dạng sản phẩm.
- Xác định nhu cầu.
- Quyết định mức giá.
- Chọn kênh phân phối.
- Tiếp thị cũng có cả phát triển và thực hiện chiến lược quảng cáo.
Ban đầu, tiếp thị chủ yếu xuất hiện trong các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tiêu dùng. Về sau, thuật ngữ này được áp dụng rộng rãi hơn, giờ đây có mặt trong ầu hết các lĩnh vực kinh doanh như chính trị, văn hóa, xã hội, sức khỏe,...
Phân loại tiếp thị
Tiếp thị - Marketing được chia làm 2 loại, đó là truyền thống và hiện đại.
Marketing truyền thống
Marketing hay tiếp thị truyền thống thường xuất hiện trong khâu lưu thông, làm việc thuần túy với thị trường và các kênh lưu thông. Tiếp thị truyền thống tập trung vào việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ chứ không phải khách hàng.
Tiếp thị truyền thống gồm có quảng cáo bằng tờ rơi, tài trợ cho các chương trình, sự kiện, tiếp thị thông qua điện thoại, tổ chức event, quảng cáo truyền hình, tiếp thị qua email.
Marketing hiện đại
Marketing hay tiếp thị hiện đại lại tập trung vào khách hàng. Theo đó, hành vi và nhu cầu của khách hàng mới là mục tiêu quan trọng của một chiến dịch tiếp thị, đem tới lợi nhuận khủng cho doanh nghiệp.
Tiếp thị hiện đại bao gồm các hoạt động như: xây dựng website, SEO, Social Media, Search Engine Marketing, Video Marketing.
Các công cụ tiếp thị
Tiếp thị hay marketing là một thuật ngữ lớn, trong đó gồm nhiều công việc - công cụ làm việc khác nhau. Cụ thể:
Quảng cáo
Quảng cáo là quảng bá một ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ vào thị trường. Quảng cáo là cách mà bạn đưa sản phẩm của mình xuất hiện trước mặt khách hàng, kích thích nhu cầu mua sắm của họ.
Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng hay Public Relations - PR) là thực hiện các công việc, chiến lược cụ thể nhằm thiết lập cầu nối giữa tổ chức, doanh nghiệp với cộng đồng, khách hàng (hiện tại và tiềm năng), nhà đầu tư, giới truyền thông... nhằm định hình, khẳng định tên tuổi, thương hiệu sản phẩm hoặc đơn vị trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển.
Viện IPRA từng định nghĩa rằng: "PR là những nỗ lực bền bỉ được thiết lập có kế hoạch nhằm đạt được và duy trì mối quan hệ tốt và sự hiểu biết lẫn nhau giữa tổ chức và công chúng".
Chăm sóc khách hàng
Đây là cách để tổ chức, doanh nghiệp giữ chân khách hàng, thông qua việc cung cấp hỗ trợ và lời khuyên cho những người đã mua sản phẩm. Người bán thường cung cấp dịch vụ này cho khách hàng trước, trong và sau khi bán hàng.
Marketing trực tiếp
Đây là tiếp cận, giới thiệu sản phẩm, thông điệp tới khách hàng mục tiêu một cách trực tiếp. Marketing trực tiếp gồm phát tờ rơi, biểu mẫu, tờ quảng cáo, danh mục, cũng như quảng bá trên đường phố hoặc điện thoại, gặp mặt trực tiếp.
Bán hàng cá nhân
Bán hàng bao gồm lập kế hoạch và hỗ trợ đội ngũ bán hàng bằng cách thúc đẩy các mục tiêu bán hàng. Nó cũng liên quan đến việc xây dựng một kế hoạch như làm thế nào để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Các loại hình tiếp thị thịnh hành
Hiện nay, việc áp dụng Marketing vào các hoạt động của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp cần áp dụng linh hoạt các loại hình marketing phù hợp, cụ thể
SEO
SEO là việc thực hiện việc tối ưu hóa nội dung của trang web sao cho website đó xuất hiện ở vị trí thứ hạng cao nhất với nội dung hữu ích trên kết quả tìm kiếm của Google. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng phù hợp.
Blog Marketing
Ngoài website thông thường, blog marketing cũng là hình thức tiếp thị được nhiều công ty sử dụng. Họ đăng tải các thông tin chia sẻ hữu ích, kiến thức cần biết về sản phẩm/ dịch vụ mà họ đang kinh doanh.
Social Marketing
Ngày nay, đây là hình thức marketing phổ biến nhất do sự bùng nổ của các MXH. Người ta sử dụng Facebook, TikTok, Instagram,... để tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả.
Print marketing
Print marketing là tiếp thị thông qua hình thức báo chí, ấn phẩm hiện nay vẫn được đánh giá rất cao. Theo nghiên cứu, vẫn có rất nhiều người thường xuyên đăng ký mua ấn phẩm báo, tạo chí hoặc đọc trên báo điện tử.
SEM
SEM là hình thức giúp hình ảnh và hình tượng doanh nghiệp trở nên rõ ràng hơn cho khách hàng qua công cụ tìm kiếm.
Video marketing
Về bản chất, video marketing khá giống social marketing, nhưng cả hai vẫn khác biệt. Video Marketing giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thu hút khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ của họ.
Email marketing
Email marketing là hình thức tiếp thị trực tiếp, cũng là cách để chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Brand Marketing
Đây là loại hình Marketing được các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất, giúp họ xây dựng và định vị thương hiệu dựa trên các quá trình định hình nhận thức và kết nối với khách hàng một cách tốt nhất.
4P trong tiếp thị
Trong hoạt động tiếp thị - marketing, người ta thường áp dụng theo phương pháp 4P, 7P, 9P. Tuy nhiên, phương pháp 4P là thứ cơ bản nhất cũng như dễ hiểu nhất, bao gồm: Product, Price, Promotion, Place.
Product - Sản phẩm
Product - sản phẩm có thể là hàng hóa vật chất hãy dịch vụ nào đó. Một marketer phải trả lời các câu hỏi sau:
- Dòng sản phẩm “lõi” của doanh nghiệp là gì?
- Có nên mở rộng thêm các dòng sản phẩm bổ trợ không?
- Quy trình đóng gói sản phẩm?
- Doanh nghiệp dự định phân phối sản phẩm thông qua kênh nào (Online/Offline)?
- Chính sách bảo hành như thế nào?
- Các điều kiện trả hàng, đổi hàng?
Pricing - Định giá
Sau khi xác định sản phẩm, bước tiếp theo sẽ là định giá. Một sản phẩm, dịch vụ phải có mức giá phù hợp với phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu. Để xác định mức giá, cần thỏa mãn chiến lược giá như sau:
- Nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, tỷ lệ thị trường sản phẩm.
- Đề xuất chính sách giảm giá hấp dẫn, hợp lý.
- Phương án thanh toán linh động, phù hợp.
Promotion - Quảng bá
Sản phẩm có, mức giá có nhưng không ai biết đến thì doanh số sẽ mãi là con số 0 tròn trĩnh. Đó là lúc tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện promotion để đưa sản phẩm tới nhiều người hơn. Để làm nốt P nhày, bạn cần:
- Tìm ra kênh quảng bá sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
- Phân tích hiệp quả các kênh sử dụng.
- Nêu rõ thông điệp cần truyền tải.
Place - Phân phối
Sản phẩm cũng cần được đặt đúng nơi, đúng thời điểm để có thể thu hút được khách hàng tiềm năng. Bạn phải xác định ưu - nhược điểm của việc phân phối sản phẩm tại nơi đó, tìm ra địa điểm cụ thể để khách hàng tiếp cận được sản phẩm.
Các kỹ năng cần thiết của một marketer
Để tiếp thị hiệu quả, một marketer ngoài kiến thức chuyên ngành cần những kỹ năng mềm khác. Cụ thể
- Khả năng thích nghi và linh hoạt.
- Quan sát và lắng nghe khách hàng.
- Nhiệt tình và sáng tạo.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng làm việc nhóm.
- Kỹ năng sale.
Tổng hợp
Xem thêm: KPI nghĩa là gì: Cẩm nang về KPI dân công sở nhất định nên nắm rõ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận