Thổn thức với bài văn tả người mẹ đã khuất của nam sinh lớp 7: Chỉ có thể gặp mẹ qua giấc mơ, lời kể của bố

Sau khi bài văn tả người mẹ đã khuất này được đăng tải, cư dân mạng không khỏi xót xa và cảm độg trước tình cảm của nam sinh.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 14/08
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hình ảnh người mẹ là một trong những nguồn cảm hứng bất tận trong dòng chảy văn chương, chạm vào đáy lòng khiến ai nấy đều thổn thức. Tình yêu của mẹ dành cho con từng được ví như là "duy nhất và ấm áp như ánh mặt trời mỗi ngày sưởi ấm trái đất".

Có không ít bài văn hay viết về mẹ, khiến người đọc không khỏi xúc động, nghẹn ngào. Trong đó, nhất định phải kể đến bài văn tả mẹ đã khuất của em Ngô Thiên Bảo, nam sinh lớp 7 dưới đây, là người mà em chỉ còn có thể gặp trong mơ, qua lời kể của mọi người:

thon-thuc-voi-bai-van-ta-nguoi-me-da-khuat-cua-nam-sinh-lop-7

Nguyên văn bài văn như sau:

"Em sinh ra là đứa trẻ mồ côi mẹ từ khi 1,5 tháng tuổi. Em lớn lên trong tình yêu thương của bố và ông bà nội. Em hoàn toàn chẳng có chút ký ức nào về mẹ. Chỉ nghe bố kể lại là ngày ấy mẹ đẹp lắm, biết bao chàng trai đến hỏi nhưng mẹ lại chọn bố. Đắng cay thay, khi mẹ mang thai em được 5,5 tháng thì phát hiện mình bị ung thư.

Bố kể, bác sĩ khuyên nếu chấp nhận bỏ cái thai và điều trị theo phác đồ thì thời gian của mẹ có thể kéo dài nhiều hơn. Thế nhưng mẹ quyết định bằng mọi giá phải cho em chào đời khỏe mạnh, an toàn và mẹ từ chối việc điều trị bằng hóa trị. Vậy là mẹ bất chấp tính mạng để sinh em.

Khi bầu em được 8,5 tháng, vì mẹ quá yếu nên bác sĩ quyết định chỉ định mổ lấy thai để cứu mẹ. Thế là em chào đời còn mẹ phải vào phòng điều trị đặc biệt. Đến khi em được 1,5 tháng tuổi thì mẹ vĩnh viễn rời xa em.

Mẹ dặn bố rằng, đặt tên em là Thiên Bảo, mẹ ở trên trời nhưng cũng sẽ luôn che chở và bảo vệ em. Em chỉ được gặp mẹ qua giấc mơ, qua những lời kể của bố và những tấm di ảnh khi bố mẹ chụp chung hồi mẹ khỏe. Em đã sống những tháng ngày không có mẹ. Những khi tan học, nhìn hình ảnh những bà mẹ đứng chờ con, những em bé tiểu học được mẹ dắt tay ra cổng lấy xe em thèm lắm.

Thèm cái cảm giác được nắm lấy bàn tay mẹ, được gục trên đôi vai mẹ, được kể những chuyện ở trường cho mẹ, được hôn lên má mẹ… Một lần thôi, một lần thôi cũng đủ khiến em tan chảy trong hạnh phúc rồi.

Nhưng… mẹ đã vĩnh viễn rời xa em, mẹ đến một thế giới khác. Nhưng mẹ ơi, dù thế, thì trong trái tim con mẹ vẫn là người phụ nữ đẹp nhất thế gian. Cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con".

thon-thuc-voi-bai-van-ta-nguoi-me-da-khuat-cua-nam-sinh-lop-7-1

Ngay sau khi bài văn của nam sinh lớp 7 được đăng tải, rất nhiều người đã bày tỏ sự xúc động. Một số bình luận của cư dân mạng như sau:

- Đọc vào rất xúc động, khi mà chúng ta đã quá quen với văn mẫu rồi thì bài văn này thực sự đã chạm đến trái tim mình.

- Mình hiểu cảm giác này bởi vì mình cũng mất mẹ từ khi còn nhỏ và lớn lên trong tình thương yêu của bố. Viết ra những câu văn đầy gãy gọn như thế này mình tin chắc rằng tương lai cậu bé sẽ trở thành một công dân tốt, chắc chắn sẽ khiến mẹ của cậu bé tự hào mà thôi.

- Bài văn miêu tả mẹ thì đọc nhiều rồi, nhưng lần đầu tiên mình đọc được một bài văn xúc động đến như thế. Đọc đến đoạn "thế là em chào đời còn mẹ phải vào phòng điều trị đặc biệt. Đến khi em được 1,5 tháng tuổi thì mẹ vĩnh viễn rời xa em" mình bật khóc lúc nào không hay luôn.

Theo Helino

Xem thêm: Bài văn tả mẹ khiến dân mạng cười vỡ bụng: "Mẹ không xinh nhưng bác bán thịt lợn phải ngước nhìn"

Đọc thêm

Bài văn của Phương Thảo - nữ sinh chuyên Toán đã khiến giáo viên phải thốt lên rằng: "Tôi khâm phục em...!".

Bài văn điểm 10 của nữ sinh chuyên Toán khiến giáo viên nể phục
0 Bình luận

Đây bài viết được thực hiện bởi bạn Dương Thị Bảo Ngọc - thành viên đội tuyển quốc gia môn Ngữ Văn 2 năm (2019-2020 và 2020-2021). Đây là một bài viết hay và rất đáng để tham khảo, suy ngẫm. 

'Chênh vênh tuổi đôi mươi' - bài văn nghị luận hay nên đọc 1 lần trong đời
0 Bình luận

"Trời ơi là trời! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mất đồng bạc lẻ thế...". Đó là "điệp khúc" mẹ cất lên hàng ngày khi cậu con trai quyết định nhịn ăn sáng để tiết kiệm cho mẹ, cho gia đình. 

Độc giả khóc nghẹn trước 'bài văn lạ' của cậu học trò trường Ams
0 Bình luận

Tin liên quan

Người cha âm thầm bỏ đi biệt tích, ngay sau đó người mẹ ngờ nghệch cũng nối gót ra đi, để lại đứa trẻ thơ lay lắt sống cùng ông bà già yếu.

Xót lòng tiếng khóc trẻ thơ bị bố mẹ bỏ rơi, lay lắt sống cùng ông bà già yếu
0 Bình luận

Ở tuổi 90, thay vì lựa chọn an dưỡng tuổi già, cụ ông Đào Quang Huy lại đam mê xây dựng thư viện cho trẻ nhỏ ở Bắc Giang.

Ông 'thủ thư' 90 tuổi xây thư viện cộng đồng, thắp lửa văn hóa đọc cho thế hệ trẻ ở Bắc Giang
0 Bình luận

Cổ nhân dạy “Canh ba chớ tham nữ sắc”, đây là câu tục ngữ tiết lộ bí mật về sức khỏe mà cổ nhân muốn truyền lại cho con cháu lưu ý, cẩn trọng.

Cổ nhân dạy: “Canh ba chớ tham nữ sắc” có hàm ý gì?
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất